1. Chào mừng đến với CaravanVN!
    Nếu bạn thấy nơi đây thú vị, tại sao lại không đăng ký tham gia để trao đổi cùng mọi người. :)
    Bỏ qua thông báo này

Lang thang trên đất Mỹ: Đường bộ

Thảo luận trong 'Cảm nhận & Góp ý' bắt đầu bởi Zippie, 5/7/14.

  1. Zippie

    Zippie Thành viên mới

    Tham gia:
    20/5/14
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    123
    Chào anh Tu Ech Sai Gon . Dạ, cũng đã lâu và cũng mong sớm có ngày gặp mặt cùng các anh chị.
     
  2. Zippie

    Zippie Thành viên mới

    Tham gia:
    20/5/14
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    123
    DSCN0376.JPG * Hạ lưu sông Mississippi, New Orleans. Bờ sông này, ngày xưa là đất của một công ty vận tải tư nhân. Giành lại được dãi đất vàng dọc bờ sông này và trả lại cho công chúng làm nơi tản bộ, nhàn vi ... là công rất lớn của một ông Thị trưởng (sẽ kể sau)

    DSCN0387.JPG
    * Nhân viên Cafe Du Monde ăn trưa trên vĩa hè đàng sau quán. Vị trí này, ăn xong bảo đảm chỉ muốn lăn ra ngủ trên lề đường .... Ôi thôi là gió và bóng mát ...
    Ai đến New Orleans cũng biết đến Cafe Du Monde như một biểu trưng của nơi này. Ít người biết rằng cái vị chát đặc trưng của cafe Du Monde không phải là cái gout riêng của vùng này mà nó là của hẳn một miền Nam nước Mỹ. Cái gout này có nguồn gốc từ thời nội chiến Nam-Bắc lận kìa và cái điều đó được in hẳn hòi trên nhãn hiệu: Hickory


    Hotel:

    Mình không phải là dân viết chuyên nghiệp nên cấu trúc bài viết và nhất là trình bày thông tin sẽ có phần lủng củng, theo kiẻu nhớ đâu viết đó.

    Hotel được xếp hạng bằng sao, ai cũng biết. Nhưng sự khác biệt làm nên số lựong sao ấy thì không phải ai cũng chịu để ý để thấy - hoặc có từng ở qua đủ để so sánh được.

    Đại khái là tùy vào dịch vụ mà khách sạn cung cấp và thời gian phục vụ của các loại dịch vụ (24/7 hay không?) mà số sao sẽ tăng. Dĩ nhiên là sao càng nhiều thì phần sang trọng càng tăng. Vị trí "vàng" cũng góp phần làm tăng sao tại những thành phố lớn.

    Vấn đề ở đây là các sự sang trọng đó có cần thiết hay không mà thôi.

    Các tiêu chuẩn của cá nhân mình chọn khách sạn là sạch sẽ, có ăn sáng, có Wifi và có chỗ đậu xe (cái này là kinh nghiệm đau thương mới trả hồi năm rồi).

    * Sạch sẽ.
    Toàn bộ các khách sạn có tiêu chuẩn 2.5* hay 3.0* trở lên, hầu hết, đều sạch sẽ và thơm tho như nhau. Tuy nhiên, từ 4* chúng ta sẽ nhận thấy khác biệt ở khăn tắm và drap/mền trải giường là chính. Chúng dầy hơn, mềm mại và ấm cúng hơn. Nếu đi đường dài, thỉnh thoảng ngủ bụi ngoài xe hay thiên nhiên, thì mỗi tuần chúng ta nên tự tái nạp tinh thần và năng lượng bằng cách nghĩ ngơi ở những khách sạn này nếu có thể. Vào thứ Ba hoặc Tư, nếu khéo, bạn có thể tìm được phòng hạng 4 sao với giá trên dưới $70/đêm, thậm chí là dưới $60/đêm. Có điều cần lưu ý rằng ở nhiều khách sạn lớn và ở các thành phố lớn. Khách sạn thường không có bãi đậu xe miễn phí mà chỉ có loại Valet, tức có đi lấy và đem đi đậu cho mình.
    Cái mục này thì bực mình và tốn tiền kinh khủng - bù lại, mình có được những tiện lợi không nơi nào khác (trong vùng) sánh được.
    Năm rồi, đến New Orleans. Book một phòng qua ExpressDeals của Priceline (loại deal này không biết trước được khách sạn nào? Tên gì? Ở đâu?) Mình chỉ biết được vị trí đại khái (thí dụ: khu vực sân bay TSN, khách sạn 2 sao rưỡi ...) Quanh sân bay TSN có hàng trăm khách sạn? Biết đường nào mà mò? Tuy nhiên, nhờ hệ thống sao tương đối chính xác của Priceline và một dụng cụ "so sánh tương đương" giúp mình có thể "phỏng đoán" được loại khách sạn mà mình sẽ mua được nên mình xài thằng này từ mấy năm nay để book phòng và chưa từng gặp thất vọng nào cả. Chỉ có "ngạc nhiên" thì không tránh khỏi, như chuyện năm rồi đang kể nãy giờ ...
    Book một phòng tại ngay French Quarter của New Orleans, hạng 4 sao, giá $77/đêm thay vì phải từ hơn trăm rưỡi bạc. Mình gõ bàn phím ký cái rẹt mà không cần đắn đo suy nghĩ.
    Trả tiền xong là nó cho biết chỗ ở ngay lập tức: Khách sạn Astor Crown Plaza. Còn muốn gì hơn?
    Coi kỹ lại cái receipt mới thấy nó charge thêm thuế là $22 tì nữa, tổng cộng là hơn 98 tì. Cũng đâu có rẽ lắm nhưng vẫn là một cái deal ngon lành, khó tìm.

    * Chỗ đậu xe.
    Đến nơi mới bật ngữa là tụi này chỉ có valet parking, giá $35/ngày, chưa kể tiền tip, ngặt thêm nữa là xe của mình cũng không phải thuộc loại bèo nhèo gì lắm cho cam, còn mới cứng, lại là loại chạy bánh sau với khá bộn mã lực. Đành ngậm ngùi móc thêm 10 tì nhét vào tay thằng ku da đen mặc vest có logo của hotel và nhỏ nhẹ "Đừng "rét bánh" (burn-out) xe tao nha mậy!". Thằng ku "Yes, Sir" toe toét và chầm chậm rời tiền sảnh trước cặp mắt cú vọ của mình.
    Quay sang người bạn, mình cười khổ "Anh cá là sau khúc quẹo ngã ba đó, nó sẽ ép ga và rét bánh cho em coi." Bạn chỉ nhún vai, cười khó hiểu ...

    Cái vụ valet parking ở New Orleans này chưa là gì cả so với những ngày sắp tới ở Miami Beach với hàng năm ba lần đậu và lấy xe mỗi ngày. Mỗi lần cần lấy là phải chờ hàng nữa tiếng ... Đúng là bực bội vô tả. Bù lại cho cái giá ấy là quyền được mặc đồ tắm từ phòng chạy xuyên qua sân sau dài hàng vài chục thước của khách sạn, gồm có hồ bơi, bar mini, võng vv ... mở cổng ra là .... bãi biển Miami. Muốn tắm biển nữa đêm cũng có thể hoàn toàn ... vô tư. Ai cấm bạn và ai thấy nếu bạn thích ... khỏa thân? :hethon::sayme:
     
    #22 Zippie, 10/3/16
    Sửa lần cuối: 10/3/16
    XuanThang, Tu Ech Sai Gontieulinhtinh thích nội dung này.
  3. Zippie

    Zippie Thành viên mới

    Tham gia:
    20/5/14
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    123
    * Shopping.

    Nhìn lại không xa, đâu mới chừng 2 chục năm trước thôi, shopping vẫn còn đang ở vào cái thời kỳ mà các nhà đầu tư địa ốc chưa tỏ ra nhiều lo lắng mấy đối với các dự án phức hợp Shopping Mall.

    Cho tới khi Amazon và Ebay chào đời vào 94 & 95. Thế giời lại thay đổi một lần nữa, mà kỹ nghệ shopping với các cửa hàng "vôi gạch" - bất kể kích cỡ ra sao - sẽ là một trong các nạn nhân đầu tiên.
    Đến giờ thì chúng ta không còn thấy xa lạ nữa với việc một ai đó đang ở sở làm nhưng vừa được giao nhận xong một món hàng thuộc loại độc, chưa ai có ... và hớn hở khoe rùm trời trên mạng.
    Ghê ghớm hơn nữa, mới hồi năm rồi, mua đồ trên Amazon còn phải chờ đến ngày hôm sau mới nhận được, thì năm nay, trong nhiều trường hợp ở các thành phố lớn, mua - trả tiền - nhận hàng trước cửa chỉ trong vòng ... 1 tiếng đồng hồ.

    Ngược thời gian chút xíu về quá khứ vàng son của kỹ nghệ Shopping thế kỷ trước. Thời 1980's thiên hạ rần rần bỏ tiền xây cái khu shopping khổng lồ trong nhà có điều hòa không khí chung và mời mọc cái hãng tăm tiếng ký hợp đồng trấn thủ dài lâu tại cái cửa ngỏ (4 góc) của một Shopping Mall.
    Thời đó, ở California, trấn giữ các Shopping mall thường là Macy's, Sears, J.C Penney, Nordstrom, Emporium (thằng này chết khoảng giữa thập niên 80's thì phải) vv và vv ...

    Rồi bắt đầu một thay đổi mới và lớn khác, các khu shopping Outlet Mall ra đời và thu hút lớn vì hàng rẽ, dù là hàng bị lỗi (nguyên thủy của Outlet là thế nhưng nó cũng phải thay đổi nốt sau này bằng cách bán hàng chất lượng xuất xưởng chứ không chỉ hàng bị lỗi mà thôi).

    Outlet Malls mọc lên như nấm sau cơn mưa. Nhiều đến độ chẳng ai thèm để ý đến tiếng ầm ầm của máy phá bê tông đang gắng sức đập bò những khu Shopping kiểu cũ, hoặc tân trang và tìm cách biến nó sang mục tiêu kinh doanh khác... Ôi cái thời hoàn kim của Shopping Mall trong nhà.

    Ngày nay, Outlet Mall có mặt khắp nơi trên mọi tiểu bang của nước Mỹ, từ thành thị cho đến nông thôn (Gilroy Outlet Mall ở California là một thí dụ. Một trong những Outlet lớn nhất nước vào lúc nó chào đời nhưng bản thân Gilroy vẫn là một thành phố nông thôn với kỹ nghệ chính là trồng tỏi.). Bỏ một giờ chạy xe trong vòng bán kính 10 dặm của bất kỳ thành phố lớn nào ở Mỹ, bạn cũng có thể gặp một khu Outlet Mall với đầy đủ các nhãn hiệu lớn nhất thế giới ... Outlet Mall dọc các xa lộ liên bang thì nhiều đến độ người ta còn khéo léo tính toán sao để xây dựng nó tại những địa điểm mà khách đi đường cần ... xả lũ :) - dựa trên khoảng cách trung bình trên xa lộ của những địa điểm có phòng vệ sinh công cộng tôt và lớn.

    Đi xuyên bang ở Mỹ, muốn tránh các Outlet Shopping Center hay Mall nay chưa hẳn đã là dễ ...

    Vậy thì mắc mớ gì khách du lịch phải chọn Shopping làm một trong những "mục tiêu" khi đến Mỹ???!!!

    Cá nhân mình, cái mục này là vô duyên, phí giờ vô cùng tận. Nhất là nếu phải đi theo tour.
     
    #23 Zippie, 12/3/16
    Sửa lần cuối: 15/3/16
    XuanThangTu Ech Sai Gon thích nội dung này.
  4. Tu Ech Sai Gon

    Tu Ech Sai Gon Administrator
    Hãy lái lên phía trước, nơi đó là cả bầu trời xanh.....

    Tham gia:
    26/10/12
    Bài viết:
    1,681
    Đã được thích:
    5,765
    Bác Zippie làm Em nôn nao quá chừng. Sáng nay Em chuẩn bị bay Mỹ đây ạ. Không biết Bác ở Bang nào? Bọn Em bay qua tổ chức chương trình Caravan cho các CEO của Thế Giới Di Động, đây là đoàn rất lớn nên mấy tuần nay tụi Em im hơi, lặng tiếng lâu quá.

    Nếu Bác Zippie có gần Los hoặc Las, bác liên hệ với Em nhé. Bác Zippie cứ lên diễn đàn hẹn, là Em có mặt ngay. Tks Bác....
     
    BLUE SKYtieulinhtinh thích nội dung này.
  5. Zippie

    Zippie Thành viên mới

    Tham gia:
    20/5/14
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    123
    Chào anh Tư Ếch. Mình hiện đang ở Texas. Nếu có gì thật cần thì TX-CA không phải là quảng đường thiên lý đâu anh Tư ạ. Nếu cần mình có thể inbox cho bạn số phone cũng được .
     
    Tu Ech Sai Gon thích nội dung này.
  6. Tu Ech Sai Gon

    Tu Ech Sai Gon Administrator
    Hãy lái lên phía trước, nơi đó là cả bầu trời xanh.....

    Tham gia:
    26/10/12
    Bài viết:
    1,681
    Đã được thích:
    5,765
    Dạ, Em cám ơn Bác Zippie nhiều ạ. Bọn Em qua Mỹ chuyến này để tổ chức CRV cho đối tác xong E cũng về ngay vì ở nhà mùa này đang mùa cao điểm, Em hẹn Bác lần sau nhe. Tụi Em sẽ làm chuyến Bắc - Nam Mỹ chắc chắn là mời Bác cùng tham gia cho vui ạ.
     
    XuanThang thích nội dung này.
  7. Zippie

    Zippie Thành viên mới

    Tham gia:
    20/5/14
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    123
    * Visa khi đến Mỹ.

    Thường, khi đi phỏng vấn và đậu Visa, rồi nhận Visa. Chúng ta coi như là đã được vào Mỹ 100%.

    Điều này không đúng!

    Mặc dù Visa được chính tòa Đại Sứ cấp nhưng quyết định cuối cùng và tối thượng trong việc có cho phép một người ngoại quốc đi vào lãnh tho quốc gia của mình hay không? Thì lại tùy thuộc hoàn toàn vào quyết định của nhân viên Di trú tại phi cảng mình đến - hoặc là cấp trên trực tiếp của nhân viên này. Có hàng chục lý do để một cá nhân có thể bị từ chối nhập cảnh tại cửa phi cảng, tùy vào tình hình an ninh trên thế giới và tại Mỹ, cũng như là công dân của nước nào? Đến từ đâu vv và vv ....
    Vì thế, chắc tất cả những người có đi Mỹ rồi đều biết rằng, Visa được Đại Sứ Quán cấp cho ở Mỹ đến 1 năm nhưng khi nhận Visa tại phi cảng thì nhân viên Di trú tại phi cảng chỉ cho có 6 tháng. Đưa thí dụ này để thấy rằng Visa được Visa do ĐSQ cấp là một chuyện, còn có vào được Mỹ hay không còn là chuyện khác, tuy điều xui xẻo là hiếm xảy ra nhưng cũng cần được nói rõ.

    Người phương Tây coi trọng cái ấn tượng đầu tiên, hay nói theo kiểu ta là họ cũng trông mặt mà bắt hình dong trong một số quyết định thường nhật mà họ gọi là Protocol trong công việc cũng như lập một "Profile" (bắt hình dong) một ai đó trước cả khi người ấy có một hành động hay suy tưởng nào đó ...

    Tạo cho mình một ấn tượng tốt ngay lần đầu tiên đặt chân lên xứ người se bảo đảm cho chúng ta một hệ quả tốt mang tính chất dây chuyền trong suốt chuyến đi. Bạn sẽ qua khỏi cửa Hải quan và Di trú nhanh hơn, dễ dàng hơn. Phòng ốc và dịch vụ nhận được sẽ chợt thơm tho hơn.

    Một chuyến đi tốt luôn bắt đầu bằng một khởi đầu đẹp.
     
    XuanThangtieulinhtinh thích nội dung này.
  8. Zippie

    Zippie Thành viên mới

    Tham gia:
    20/5/14
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    123
    Ấn tượng đầu tiên.

    * Giao tiếp với người bản địa.
    Ngoài câu cửa miệng là "Hello, how are you?" Bạn nên kèm thêm cử chỉ của cơ thể, trong trường hợp này là một cái gật đầu lúc mờ miệng, nặng nhẹ tùy bạn nhưng nếu là một cái cúi đầu hẳn, tuy nhẹ nhàng, thì lại càng tốt hơn nữa. Nó nói với người đối diện rằng "Tôi đang đòi hỏi sự tôn trọng bằng cách biểu lộ sự tôn trọng với bạn trước."

    Một câu chào với đầu khẽ gật dĩ nhiên không nên thiếu một nét cười chân tình.

    Bao nhiêu đó thôi, cũng đủ để cho bạn ngầm vượt qua được nhiều "cửa ải" mà chính bạn sẽ không nhận biết ...

    * Ăn mặc.
    Đừng cầu kỳ, màu mè và kiểu cách. Trưng bày trang sức cá nhân cũng không gây thiện cảm cho mấy, chưa nói đến việc chả mấy ai để ý đến cái đồng hồ bạn đeo là hiệu gì hay giá bao nhiêu? Bóp bạn đang đeo giá mấy ngàn? Vv ... Quan trọng là cái cách của cá nhân bạn khi sống và tương tác với môi trường, xã hội chung quanh mà thôi. Tùy mùa mà chọn quần áo, hầu hết người Việt đi Mỹ sẽ rớt vào 3 mùa ngoại (trừ) mùa Đông của năm. Cuối Thu là dịp để quý bà khoe áo khoát dạ, khăn choàng, dày boot và bao da tay. Đàn ông thì đơn giản (quanh năm) với quần Jean, áo thun lót (nếu thích) cùng shirt bên ngoài, hoặc áo thun polo khoát thêm một cái jacket, hoặc sweater len nếu mặc quần tây . Giầy thì loại nào cũng được miễn đừng Flip-flop (dép 2 quay) hay chân không :)

    Quan trọng là ăn mặc chỉnh tề (không nhàu nát), tươm tất (không lượm thượm) nhất là đúng mục đích. Thí dụ như diện đồ Complete đi chơi thì rất khó coi nhé bạn, mùa này không phải là mùa đông. Nó chỉ dùng cho các cuộc gặp gỡ có tính nghi thức (tiệc tùng, ra mắt, cưới hỏi ...). Quẳng ba cái bộ complete ở nhà cho được việc ... quần áo bên này thì rẽ mạt, rẽ hơn bên nhà nhiều, thậm chí một cái quần Jean hiệu Wrangler cho mậy ông bán trong Walmart có giá từ 10 tì trở lên. Mùa thu cơ thể không tiết ra mồ hôi nhiều, đối với nhiều tay hay đi bụi, một cái quần mặc cả tuần cũng không là chuyện hiếm .... Vậy thì đến Mỹ xong rồi chui vô Walmart mua dăm ba cái quần giá chưa tới 50 tì, tha hồ mà chà lết suốt mấy tuần ở Mỹ. Tối trước ngày ra phi trường thì bật Google tìm thùng rác Recycle của Goodwill mà quăng vào nếu muốn tỏ một cử chỉ cao thượng với nước Mỹ :), hoặc mang theo về nước cái mùi của chuyến đi tại Mỹ. Đàng nào thì hành lý của bận đi cung nhẹ hơn rất nhiều so với việc mang hầu hết áo quần theo từ VN ....
     
    #28 Zippie, 15/3/16
    Sửa lần cuối: 15/3/16
  9. Zippie

    Zippie Thành viên mới

    Tham gia:
    20/5/14
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    123
    Dài dòng kể chuyện lý thuyết hoài nghe nhạt thếch. Sự thật là thế nào? Mùa Xuân ở Mỹ có gì khác so với ở VN?

    Ngoài lẽ hội Hoa Anh Đào nức tiếng hàng năm tại Washington D.C. Khắp nơi trên đất Mỹ đều trở mình khoe sắc do nhờ vào thiên nhiên ưu đãi, cũng như sự tự khắt khe với chính mình của người dân và chính quyền nước này (điều này sẽ nói tới sau.)

    Tiểu bang Texas cũng có nhiều lễ hội địa phương trong dịp này với chủ đề chính là hoa Bluebonnet biểu tượng của tiểu bang. Năm nay, Bluebonnet nói riêng và loại hoa ở nhiều nơi khác cũng nở sớm hơn hàng năm từ 1 đến 2 tuần ...

    Hình: Bluebonnet bắt đầu nở rãi rác trên vùng đồi núi (Hills Country) của tiểu bang Texas.

    CameraZOOM-20160313170233957.
     
    tieulinhtinh thích nội dung này.
  10. Zippie

    Zippie Thành viên mới

    Tham gia:
    20/5/14
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    123
    CameraZOOM-20160313164459622. Tên khoa học: Castilleja indivisa Engelm.
    Tên thường gọi: Texas Indian Paintbrush, Entireleaf Indian Paintbrush, Texas Paintbrush, Indian Paintbrush, Scarlet Paintbrush
    Nhiều là gọi chúng hoặc Texas Paintbrush hoặc Indian Paintbrush và từ đây có thể có sự hiểu lầm cho nên tốt nhất là gọi chúng bằng tên Paintbrush.

    Màu đỏ rực của Paintbrush tương phản rực rỡ với màu xanh tím của Bluebonnet. Thường bạn sẽ bắt gặp chúng ở gần nhau, đôi lúc âm thầm riêng rẽ, nhiều lúc lan tràn lẫn lộn vào nhau, hoặc chiếm cứ, dàn quân sát cạnh nhau như chiến trận, chuẩn bị sống chết cho đất sống của thế hệ kế tới ...
     

Chia sẻ trang này