1. Chào mừng đến với CaravanVN!
    Nếu bạn thấy nơi đây thú vị, tại sao lại không đăng ký tham gia để trao đổi cùng mọi người. :)
    Bỏ qua thông báo này

CRV Bắc - chuyến thứ 3-2017 | Tết té nước tại Luangprabang - Lào

Thảo luận trong 'Chi Hội Miền Bắc' bắt đầu bởi ciong76, 27/3/17.

  1. ciong76

    ciong76 Thành viên mới

    Tham gia:
    30/8/15
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    212
    Dear các bác,

    Em thay bác Hoàng post chương trình đi Lào ở đây nhé. Tết té nước của Lào năm nay diễn ra từ 14-16/4, và ở Luangprabang được đánh giá là một trong những nơi diễn ra lễ hội vui và sôi động nhất Lào.

    Với thời gian hạn hẹp của chi hội miền Bắc chúng ta, chương trình được xây dựng ngắn gọn trong 6 ngày, và trọng tâm là vui chơi tại Luangprabang.

    Cám ơn bác Hoàng đã lên chương trình chi tiết cho chuyến đi này.

    NGÀY 1: 11/4: HÀ NỘI – PÙ LUÔNG: 165km, 4h5’ https://goo.gl/maps/tdweKnuYvjk

    14h00 thứ Ba (11/4):

    - HN- Láng Hòa Lạc – Xuân Mai - QL 6 - Hòa Bình – dốc Cun – ngã 3 Tân Lạc - ngã 3 chợ Lồ Phong Phú: 116km, 2h26’ https://goo.gl/maps/USQUc4HSFzz

    - Ngã 3 chợ Lồ Phong Phú - Địch Giáo – Quyết Chiến – chợ Lũng Vân - làng Son – Phố Đoàn – QL 15C – Pù Luông Retreat: 49,6km, 1h40’ https://goo.gl/maps/o4ikFe7Nx2J2
    - Tối ngủ tại puluongretreat.com, 04-3823 9988,

    - Hoặc Home stay Thành Lương, cạnh Pù Luông Retreat: ĐT: 01235121930: https://goo.gl/maps/pAWVr7AWFbq

    Trường hợp đoàn không đi sớm được thì sẽ muộn hơn vào 16h00, chương trình ngày 11/4 sẽ như sau:

    - HN – làng Son: 142km, 3h19’ https://goo.gl/maps/r9fPo4jJYcP2

    - Ăn, ngủ tại: Home stay Tiên Sơn, làng Son, ĐT: 097 6033 519, https://goo.gl/maps/CVmLyRwGPST2

    - Ngày hôm sau 12/4 sẽ đi 113km, 3h5’ đến cửa khẩu Na Mèo https://goo.gl/maps/nXVqNhcJhgp


    NGÀY 2: 12/4: (thứ 4) Pù Luông – Sầm Nưa: 195km, 5h20’

    - Pù Luông – cửa khẩu Na Mèo: 105km, 2h45’ https://goo.gl/maps/kZvfCdxeAC52
    - Na Mèo - Sầm Nưa: 90km, 2h35’ https://goo.gl/maps/b5e5kyPoJ9U2

    NGÀY 3: 13/4: (thứ 5) SẦM NƯA - LUANGPRABANG: 460km, 11h6’ https://goo.gl/maps/7Kb7xCoAid42
    5h00 thứ Năm, ngày 13/4: Sầm Nưa – Luang:

    - Sầm Nưa – Nong Khiaw: 318km, 8h7’ https://goo.gl/maps/z1aWtzoyJDr
    - Nong Khiaw – Luangprabang: 142km, 3h https://goo.gl/maps/AjXFthKE9BM2

    Hoặc:
    - Sầm Nưa – Vieng Kham: 268km, 6h46’ https://goo.gl/maps/YM9PXAH4A2R2
    - Vieng Kham – Luangprabang:

    Hoặc:
    - Sầm Nưa – Tantavanh Restaurant (Xieng Thong): 151km, 4h1’ https://goo.gl/maps/qT5XpVtKYN22
    - Tantavanh – Luangprabang: 309km, 7h2’ https://goo.gl/maps/viypm8Fkie32

    Hoặc
    - Đi đường Pakxeng Rd giảm thêm 1h, nhưng đường xấu: 239km 6h15’ https://goo.gl/maps/QRsghXf1Y1t

    NGÀY 4 + 5: 14-15/4 (thứ 6 + 7): TẾT TÉ NƯỚC TẠI LUANGPRABANG: Ăn uống, tham quan tự do


    - Tham dự tết té nước ngoài đường phố Luangprabang
    - Đi chùa: Wat Xieng Thong: https://goo.gl/maps/kSznVcM1YaH2
    - Chùa Phon Hueang: https://goo.gl/maps/i7QxhpLjFE72
    - Wat Sene: https://goo.gl/maps/tF6nqAPxVGU2
    - Wat Xieng Muan: https://goo.gl/maps/YeCUDphWGEA2
    - Hoàng cung: https://goo.gl/maps/cevzMDsUf352
    - và các chùa chiền khác…
    - Thác Kuang Si, cách Luangprabang 30km, 50’: https://goo.gl/maps/dnE4AeWPDCQ2
    - Ngắm mặt trời lạng trên núi Phou Si: https://goo.gl/maps/9Lisf4AiDuS2
    - Khám phá phố ẩm thực: https://goo.gl/maps/7vbtdPuc6gR2
    - Đi chợ đêm: https://goo.gl/maps/xwGF9uS36Sm

    NGÀY 6: 16/4 (Chủ nhật): Luangprabang – Xiem Khuang (cánh đồng chum) 266km, 6h39’

    - Luang – Phou Khoun: 131km, 3h49’ https://goo.gl/maps/bCczcRgmkV62
    - Phou Khoun - Lao food Restaurant: 56,5km, 1h22’ https://goo.gl/maps/havP1Djja8P2
    - Lao food restaurant – Plan Jar site 1: 86km, 1h50’ https://goo.gl/maps/CcWfpBUEJky
    - Plan Jar site 1 – Chitavanh Hotel: 10,2km, 20’ https://goo.gl/maps/AMjTAKbx77J2

    NGÀY 7: 17/4 (thứ 2): XIEM KHUANG - HÀ NỘI

    4h30 thứ Hai, ngày 17/4:

    - Xiem Khuang – cửa khẩu Nậm Cắn: 129km, 2h56’ https://goo.gl/maps/Reaxh1sy6Jx
    - Ăn sáng ở Nong Het cách cửa khẩu 14km
    - Cửa khẩu Nậm Cắn - Tương Dương, Nghệ An: 76km, 1h50’ https://goo.gl/maps/383Sbn3gF732
    - Tương Dương – Hà Nội: 414km, 8h8’ https://goo.gl/maps/t3UeYTK26JF2

    LƯU Ý:
    - Chương trình là dự kiến, nên tùy tình hình đoàn trên đường theo yêu cầu thực tế sẽ thay đổi lịch trình sao cho hợp lý nhất.

    - Tiền Lào thông thường đổi tại hiệu vàng Quốc Trinh, trên phố Hà Trung, thừa về đổi lại. Ngoài ra, các đoàn đi hay đổi tại cửa khẩu (được giá nhất), nhưng cửa khẩu Na Mèo, thì không rõ. Tại Luangprabang có thể đổi (USD, EURO) tại quầy đổi tiền tại đây, có điều tỷ giá đắt: https://goo.gl/maps/ZEDV7zEFJg12

    - Thủ tục liên vận đi Lào: nộp tại 16 Cao Bá Quát, hoặc số 2 Phùng Hưng. Giấy tờ gồm: bản chính + photo giấy đăng kiểm, bản chính + photo giấy đăng ký xe, tờ khai theo mẫu tại link: https://1drv.ms/w/s!AnTL-NJ8MW3fh6gtLVez62XEZN0i0g

    - Chậm nhất, ngày 31/03/2017 các bác phải đi xin nhé. Giấy liên vận cấp sau 5 ngày làm việc, được phép đi trong 3 tháng. Thời gian cấp phép bắt dầu từ ngày nhận được giấy phép.

    Tham khảo thêm thông tin đi Lào tại link: https://1drv.ms/w/s!AnTL-NJ8MW3fh6gjjifJXmFlDIQfWQ

    Do dịp tết té nước bên Lào khách sạn khá đông khách nên e xin chốt số người và xe vào ngày 28/03/2017.

    Cám ơn gia đình Caravan Miền Bắc tham gia và góp ý.

    Các bác đăng ký với em và bác Hoàng (trong group viber) nhé.

    Chốt danh sách là thứ 6 cuối tuần này (ngày 31/3/2017).

    Sau đó bọn em xin phép đóng sổ, để tiến hành các thủ tục xin giấy liên vận, cũng như những thu xếp cho chuyến đi.
     
    #1 ciong76, 27/3/17
    Sửa lần cuối: 28/3/17
    LinChelseaTu Ech Sai Gon thích nội dung này.
  2. Tu Ech Sai Gon

    Tu Ech Sai Gon Administrator
    Hãy lái lên phía trước, nơi đó là cả bầu trời xanh.....

    Tham gia:
    26/10/12
    Bài viết:
    1,680
    Đã được thích:
    5,765
    Cả nhà mình ủng hộ CH Caravan Miền Bắc nè cả nhà ơi. Đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của các thành viên nhà mình cả nhà ủng hộ ciong76 mạnh nhe.
     
    ciong76, LinChelseaHoangtv thích nội dung này.
  3. Hoangtv

    Hoangtv Thành viên mới

    Tham gia:
    18/12/16
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    26
    ciong76, XuanThangLinChelsea thích nội dung này.
  4. Hoangtv

    Hoangtv Thành viên mới

    Tham gia:
    18/12/16
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    26
    Clip lễ hội:

     
    ciong76XuanThang thích nội dung này.
  5. Hoangtv

    Hoangtv Thành viên mới

    Tham gia:
    18/12/16
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    26
    Khi loài hoa muồng vàng nở rộ trên khắp cả nước, cũng là lúc người Lào chuẩn bị đón lễ hội năm mới lớn nhất trong năm.

    Hãy cất chiếc máy ảnh và hòa mình nhiệt tình trong lễ hội vui tươi và nhộn nhịp của nước láng giềng thân thuộc.

    Ý nghĩa
    Tết té nước là một trong những lễ hội văn hoá truyền thống của các nước Đông Nam Á. Người Lào gọi là Bunpimay, người Thái Lan gọi là Songkran, người Campuchia thì gọi là Chol Chnam Thmey và người Myanmar gọi là Thingyan.

    Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Vào những ngày này, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Lễ hội ở Lào thường được gọi tắt là Bun, có nghĩa là làm phước, làm phước để được phước.

    [​IMG]
    Chuẩn bị trang hoàng cho các ngôi chùa. Ảnh: Laosfestival.

    Thời gian lễ hội
    Tết Bunpimay thường diễn ra trong ba ngày, 13, 14 và 15/4 hàng năm theo Phật lịch.

    Phong tục lễ hội
    Ngày đầu tiên cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Vào buổi chiều, người dân trong làng tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo, cầu mong sức khoẻ và hạnh phúc cho cả năm. Sau đó, họ rước tượng Phật ra một gian riêng trong ba ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để sức vào người làm phước.

    Ngày thứ hai không được tính đến vì đó là giao thời giữa năm cũ và năm mới.

    Ngày thứ ba cũng là ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi. Trước khi té nước, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành. Để tỏ lòng tôn kính, người trẻ tuổi té nước những người lớn tuổi để chúc sống lâu và thịnh vượng. Bạn bè té nước vào nhau. Họ không chỉ té nước vào người mà còn vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Người Lào tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều sẽ hạnh phúc nhiều.

    Người ta làm tháp bằng cát, trang trí bằng cờ, hoa, dây vải và vẩy nước thơm. Trong những ngày này, người dân còn phóng sinh các loài động vật như rùa, cá, cua, chim… để lấy phước.

    Ngày tết khách đến xông nhà được chủ nhà buộc vào cổ tay một vòng chỉ xanh hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe. Trong suốt ba ngày tết, ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.

    Người ta dùng hoa muồng (bò cạp vàng) cột vào xe và treo trên nhà để cầu may mắn, kết hoa Chăm pa thành từng chùm hay cài trên tóc để cầu mong điều phước lành trong năm.

    [​IMG]
    Từ 10h đến 16h chiều là khoảng thời gian vui nhất. Sau 16h, lễ hội sẽ dừng lại. Ảnh: Laosfestival.

    Địa điểm
    Lễ hội té nước được tổ chức trên khắp cả nước nhưng vui nhất tại cố đô Luang Prabang và Vang Vieng. Tại Luang Prabang, nơi có nhiều chùa chiền và là khu du lịch nổi tiếng, các vị khách nước ngoài được tận hưởng không khí lễ hội rõ nét với rất nhiều trò chơi thú vị.

    Tư vấn dự Tết té nước
    Nếu bạn có ý định dự lễ Té nước tại Luang Prabang, hãy bắt đầu đặt vé ngay. Để đi từ Hà Nội, bạn có thể bay thẳng với chuyến bay của Vietnam Airlines trong khoảng 2 tiếng. Một lựa chọn nữa là xe giường nằm, mỗi ngày có 2 chuyến xuất bến từ bến xe Nước Ngầm.

    Tại Luang Prabang có rất nhiều khách sạn nhà nghỉ dành cho khách với mức giá 300.000 đồng trở lên. Vào thời điểm lễ hội, bạn nên đặt trước để chắc chắn có phòng. Đây là một thành phố có lịch sử lâu đời nhất của Lào với rất nhiều điểm tham quan như các ngôi chùa linh thiêng, phố cổ, hang Pak Ou, núi Phoushi và khu chợ đêm. Những nơi bày bán các mặt hàng truyền thống hay sản phẩm bằng bạc nổi tiếng của người Lào.

    Trong ngày Tết, người Lào rất thích ăn món lạp với xôi nóng. Ngoài ra còn rất nhiều món ngon bạn nên thử như thịt trâu khô, gà nướng, cá nướng…

    [​IMG]
    Hãy hòa mình vào ngày lễ hội vui vẻ nhất trong năm này bằng những xô nước lớn, cùng chúc cho một năm mới nhiều may mắn với những người bạn Lào thân thiện. Ảnh: Simon.

    Lưu ý
    Nếu ở Lào trong những ngày tết, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng đón nhận những lời chúc bằng nước. Người dân Lào rất thân thiện, họ không làm gì bạn cả. Nếu bạn đang lái xe hoặc đi bộ trên phố, họ sẽ chỉ hắt nước vào người bạn. Đừng cáu giận, họ làm vậy chỉ là để mong ước cho bạn được mạnh khoẻ suốt cuộc đời và nghĩ rằng chính bản thân họ cũng được mạnh khoẻ như bạn.
     
    #5 Hoangtv, 27/3/17
    Sửa lần cuối bởi quản trị viên: 29/3/17
    Tu Ech Sai Gon, ciong76, XuanThang1 người khác thích nội dung này.
  6. Hoangtv

    Hoangtv Thành viên mới

    Tham gia:
    18/12/16
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    26
    có ít ảnh sưu tầm tết té nước phục vụ trước:
     
    Tu Ech Sai Gonciong76 thích nội dung này.
  7. Hoangtv

    Hoangtv Thành viên mới

    Tham gia:
    18/12/16
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    26
    The road in the mountains –Pak Xeng to Sam Soun
    Posted on 13th January, by radha in Laos
    As I write this, I am sitting by a river near a village that could be Vrindavana, the holy land of Krishna, God and cowherd boy from India. I can imagine that Krishna and the Gopis are just around the corner in the next cluster of trees.

    There are tan gold cows and young girls with baskets of wood held by a strap on their head, skirts pulled up to the knees to cross the river. The men are healthy, muscular legs all the way up to their swimming underwear, as they wander up and down the river, fishing.

    [​IMG]
    Two girls carrying wood across the river

    Erik and I are camped by the river after our 2 days up in the mountains between Pak Xeng and SanSoum….the land of the Khamu tribes that are converting to being Lao.They have electricity for the most part. There is a village hand pump for bathing and drinking. They still forage for wood for heat and cooking, carrying large loads on foot back to the village. Water buffalo, pot bellied pigs and chickens dot the villages. Some villagers even have a scooter—the ultimate family and business vehicle. We see them going up and down the road, although ‘road’ is too strong of a word. Widened goat path would be much more accurate in some places. The road is wide enough for an SUV to pass, but it’s washed out at every corner, and rocks jut up in most places.

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    We knew it was going to be tough, and it was tough. No surprises. The only food to be purchased along the way were tiny packages of cookies or puffed savory snacks. When we needed to get drinking water, sometimes we had to buy it in those little water bottle sizes. When we did find springs by the side of the road, with a plastic or bamboo pipe sticking from it, we always stopped, pulled out the filter and filled up our jugs. I am carrying nearly 1.5 gallons and Erik was carrying another 1/2 gallon. We never know when we are going to find water again and are being overly cautious. It’s been great for camping. We have as much water as we need for cooking and drinking. And sometimes even a sponge bath.

    [​IMG]
    Erik buying a few bottles of water, surrounded by 20 villagers

    [​IMG]
    Entering a small mountain village

    A day earlier, we were slow to rise from our campsite in a slash and burn hillside, a jungle being converted to pasture. When we finally got out of the tent, a woman was pulling a lead attached to a water buffalo up the path, her husband on a scooter behind the water buffalo, encouraging it to continue moving forward. The group stopped feet from our tent, and the water buffalo was duly tied to a burnt stump of a tree.

    Erik just finished making coffee and handed me my cup. The couple smiled and stared. They didn’t move. The man was wearing blue Hawaiian shorts and a peeling faux leather jacket, a machete in a wooden case tied to his waist. The woman was wearing the traditional sarong, the back side of it worn thin from sitting on the earth. The looked to be about our age. They could not stop staring, so I gestured them to join us, and asked if they wanted coffee. Luckily they agreed, and I was able to offer a bowl of coffee/cocoa that the man took. The woman took a proffered banana, and soon we were smiling and all wishing we could speak a common tongue.

    The couple REALLY liked our stove. They have to cook on an open wood fire, so they thought it was pretty nifty that we could cook with gasoline on our MSR camp stove.

    The woman went over to our tent, looked through the screen, tried the zippers of the door, back and forth. I feel like an astronaut newly landed in Laos, and the locals were checking out our space ship.

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    I can never fully relax in these situations, so we skipped breakfast, we didn’t put on our cycling clothing, and we started folding up the tent. The man wandered away, but the woman started to help. She wiped our tent fly from dirt and tried unsuccessfully to get some of the water off it. She folded it and brought it over.

    After all our panniers were packed, she lifted each one. I could see her estimating the weight of each, and then the total weight. Her eyebrows raised up as she realized how much we are slogging up and down these mountains. I am sure that she would have had a thing or two to say to us about packing more lightly if only we spoke the same language.

    We are embarrassingly rich compared to any of these people in the villages. I try to hide our extravagent gear, although I doubt they would even know exactly what they were looking at.

    The couple, and now two friends that joined them, bid us adieu, standing next to the water buffalo, waiting for….something. What? Erik and I set off, creaking down the road.

    [​IMG]
    Mostly they use their heads, but knees and sides of feet count too
    The views leave me energized, the air is fresh like I haven’t smelled in the last 2.5 months in Thailand or Luang Prabang. It is GREEN everywhere, the mountains are steep, the world is alive, the sky is blue. THIS is the Laos I was looking for. Now if only I could speak Lao….Then I could stop at these villages and exclaim over the beautiful weavings the women do outside the front door, or we could ask to sleep in a village with the locals and hear about their lives. Damn the language barrier. It’s a serious thing that I mostly don’t know how to get around.

    On our last day of this particular ridiculous mountain road, the last 20 kilometers, the sun was hot, our muscles were just not the same as they had been. Everything was a bit slower, a bit harder. A white pickup truck passed us as we were pushing uphill, and I thought to myself,’ wow, that is the first vehicle I have seen in 3 days that is not overloaded with either bags of sticky rice headed for market or packed with people, or both.’ The truck slows and stops. A middle aged Lao man hops out and asks where we are headed, and offers us a ride to the end of the road, where it meets up with a more major road. I agree immediately, though Erik is a bit hesitant as this is our last chance to be up in these incredible mountains.

    The ride over the last 20 km is in an airconditioned immaculate new Toyota pickup with soft music playing, and a slow conversation with the Lao man, his pregnant wife silent in the passenger seat. The scent of Erik and I’s unbathed bodies fill the cab.

    The roads are horrendous, and I can’t even believe that he would take this nice truck down this goat track. But it turns out that he lives at the village we spent the night outside of the previous evening.

    What I could piece together from his broken english was that he was born in the forest with his family and when he was a child, the family moved to a village. No electricity. When he was 15, his family sent him to the great city of Luang Prabang to become a monk. That was his first chance to get a real education, which he took good advantage of, because now he is a doctor at a small clinic in the mountains here.

    Our ride ended quickly enough, and we were deposited outside the local gas station. The station consisted of shack with 3 drums of fuel with a hose to fill passing vehicles. Half of the shack was the ‘convienence store’ where one could buy cream wafers, coffee in a can, cigarettes, or little packets of liquid soap. No refrigerator, and you couldn’t even really walk inside the ‘store’, as it was just dusty cardboard boxes with the goods spilling out.

    Lunch consisted of: one tetrapack of soymilk with a sippy straw, a rice cake, a tiny packet of puffs, and a muffin sized for a toddler. Tasty, yet, dainty.

    Across the street, a local market was happening, the first I’d seen since Luang Prabang, with a grand total of 3 vendors. One woman sold bok choy, another sold bok choy and cilantro, and the third sold bokchoy, napa cabbage and a few pomelos. We bought bok choy, cilantro and a pomelo! And ate all of it for dinner. Yummy vegetables with pasta.

    [​IMG]
    Pomelo….this one tasted like a wild grapefruit–strong and bitter

    [​IMG]

    And that brings me back to the moment, where Erik is lying down next to me. The sound of night insects and the river will lull me to a deep sleep, and I will wake with pep and vim, ready for the 70 km over mountain passes to a town with a guesthouse where we can wash some heinously dirty clothing, charge our devices, and hope against all hope, find some internet.
     
    #7 Hoangtv, 28/3/17
    Sửa lần cuối bởi quản trị viên: 29/3/17
    Tu Ech Sai Gon thích nội dung này.
  8. Jon Nguyễn

    Jon Nguyễn Thành viên "Nghé Nhi"
    Đi để về, cho để nhận

    Tham gia:
    23/8/15
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    1,088
    :votay::votay::votay: Triệu "like"
     
  9. Hoangtv

    Hoangtv Thành viên mới

    Tham gia:
    18/12/16
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    26
    ĐỒ ĐẠC CẦN CHUẨN BỊ:


    XE Ô TÔ:


    - Xin giấy phép liên vận, thời gian cấp tại Hà Nội là 2 ngày làm việc.

    - Bảo dưỡng toàn bộ xe, châm dầu nhớt, nước rửa kính, kiểm tra khung gầm, ắc quy, lốp sơ cua, đèn còi đầy đủ… do chuyến đi dài 1700 – 1800km đường núi, đèo dốc.

    - Trước mỗi sáng, hoặc sau khi ăn trưa đề nghị kiểm tra lốp.

    - Xe không nên chở đông, ví dụ xe 5 chỗ chỉ nên chở 4 người, 7 chỗ chỉ 6 người. Số người có thể chuyển sang xe còn trống trong đoàn.

    - Bộ đàm thớt hiện có 5 chiếc. Các xe nên có thêm đàm tay để tiện gọi nhau khi rời xe. Đàm tay bác Cường cho mượn nhé.

    - Xe đi theo thứ tự đánh số, để đảm bảo theo dõi và quản lý, các xe luôn luôn nhìn thấy xe trước, liếc thấy xe sau.Cũng không nên đi gần quá, tránh trường hợp đèo dốc, phanh gấp.

    - Xe trước bào tình hình đường ngay cho xe sau khi có dấu hiệu không an toàn hoặc khi vượt chướng ngại, ổ gà, đá lở, nguy hiểm, đường thoáng hay có xe ngược chiều…

    - Yêu cầu dừng tập trung, lên đường tập trung và đổ xăng tập trung để tránh trường hợp phải chờ đợi nhau.

    - Có vấn đề gì cần báo ngay cho xe dẫn đoàn biết để cùng thảo luận, giải quyết.

    - Xe chốt đoàn báo tình hình cuối đoàn.

    - Sau 2h lái xe nghỉ 10’, tính cả lúc dừng chụp ảnh, giải quyết, đổ xăng

    - Lái xe nếu, mệt mỏi, buồn ngủ tuyết đối không chạy cố, cần thông báo ngay đoàn biết để hỗ trợ, dừng nghỉ…

    - Khi làm thủ tục XNC thì lái xe nhanh chóng tập trung giấy tờ xe, liên vận cho 1 lái xe làm thủ tục chung cho nhanh. Chi phí tính chung phí cả đoàn.

    - Sau khi làm thủ tục lưu ý cần có dấu đóng trên sổ liên vận màu hồng.

    - Đường VN yêu cầu chạy đúng tốc độc quy định

    - Đường Lào giới hạn tốc độ 30km/h, không bắn tốc độ nên có thể chạy thoải mái, nhưng phải đảm bảo an toàn, hạn chế còi.



    NGƯỜI: Cá nhân chuẩn bị:


    - Hộ chiếu còn thời hạn 6 tháng trở lên

    - chứng minh thư

    - quần áo 6 ngày – cần 2 - 3 vài bộ nhanh khô để đi vào các ngày té nước

    - kính râm

    - mũ rộng vành tránh nắng

    - ô che nắng

    - thuốc cá nhân

    - tiền riêng để mua sắm và dự phòng

    - kem chống nắng

    - quần bơi

    - túi chống nước cho máy ảnh, điện thoại…

    - đèn pin

    - Túi ngủ dùng khi lỡ trên đường

    - Thuốc chống côn trùng

    - dép xỏ ngón

    - bộ quần áo mưa nhẹ

    - bàn chải thuốc đánh răng, đồ vệ sinh cá nhân…

    - dầu gội dầu tắm

    - áo khoác mỏng đề phòng buổi tối lạnh.

    - đồ y tế

    - thuốc chống côn trùng

    - đổi tiền Lào

    - nilong chống nước cho balo, máy ảnh…

    - nước uống đi đường và đồ ăn lỡ độ đường, bánh kẹo, hoa quả, v.v…

    - Khi làm thủ tục XNC thì tập tung hộ chiếu cả đoàn cho1 người làm, chi phí tính chung cả đoàn.

    - Sau khi làm thủ tục, kiểm tra ngay hộ chiếu cần có đủ dấu của biên phòng 2 bên (ngày tháng năm)


    CHI PHÍ CHUYẾN ĐI:


    - Dư kiến mang theo 10 tr/người, không tính tiền xăng

    - Theo thông lệ sẽ thực thanh thực chi, thiếu đóng thêm, thừa nộp quỹ.

    - Chi phí sẽ thu nộp cho thủ quỹ từng giai đoạn, tránh trường hợp bị mất, ảnh hưởng tài chính cả đoàn

    - Thủ quỹ có trách nhiệm tính toán thu chi và công khai tài chính đoàn.

    - Trong chuyến đi bác nào có nhu cầu riêng, không theo đoàn từ ăn, ngủ, nghỉ, đi lại cần báo đoàn và thủ quỹ trước để biết và cân đối chương trình, chi phí chung…

    Sơ qua như vậy, các bác bổ sung thêm
     
    XuanThang, Tu Ech Sai Gontieulinhtinh thích nội dung này.
  10. Hoangtv

    Hoangtv Thành viên mới

    Tham gia:
    18/12/16
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    26
    Sau khi bàn bạc và thống nhất với các bác, e xin chốt lại lịch trình đi như sau cho hợp lý và đi được thêm mấy điểm đẹp trên đường tại file đính kèm
     

    Các file đính kèm:

    XuanThangTu Ech Sai Gon thích nội dung này.

Chia sẻ trang này