1. Chào mừng đến với CaravanVN!
    Nếu bạn thấy nơi đây thú vị, tại sao lại không đăng ký tham gia để trao đổi cùng mọi người. :)
    Bỏ qua thông báo này

Những lưu ý khi đi rừng

Thảo luận trong 'Kỹ năng Caravan' bắt đầu bởi PhiHDN, 7/1/13.

  1. PhiHDN

    PhiHDN Administrator
    chiến sĩ diệt spam

    Tham gia:
    20/9/12
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    551
    forest2.

    1. Công tác chuẩn bị
    Công tác chuẩn bị chiếm vai trò vô cùng quan trọng, Khi đi rừng cần mang theo các thứ tối thiểu sau:
    - Ba lô (tốt nhất là ba lô bộ đội vì dã chiến, bền, nhiều ngăn)
    - Quần áo mặc đi rừng là quần áo dã ngoại của quân đội (1 – 2 bộ) gồm: dầy cao su hoặc dép giọ, tất chống vắt, quần áo, mũ tai bèo)
    - Quần áo lót, tất (đem nhiều, để còn thay khi ướt vì khi ướt, quần áo ngoài có thể uớt còn quần áo lót thì không thể để ướt)
    - 01 bộ quần áo ấm để mặc khi ngủ ban đêm (vì ban đêm trong rừng rất lạnh)

    - Đèn pin (Loại cầm tay hoặc loại đeo trên đầu)
    - Dao (tốt nhất là mang dang đa năng nếu có điều kiện)
    - Bật lửa hoặc dụng cụ tạo lửa bằng magie

    - La bàn
    - 01 lon nước đã khui miệng nắp, vd như nước ngọt, bia … (dùng để làm lon uống nước hoặc nấu nước khi cần thiết)
    - Cồn khô hoặc ướng (nếu trời mưa thì có thể dùng để nấu nướng vì củi rất ướt)
    - Áo mưa (phải để ngoài cũng để khi cần có thể lấy thật nhanh)
    - Tăng, võng, dây dù (loại võng của quân đội Mỹ (có màn chống muỗi))
    - Thuốc (cảm cúm, sốt rét, đi ngoài, tăng lực, chè sâm, cao nóng, kem chống muỗi, thuốc bôi khi bị côn trùng cắn, bông băng, deep heat <loại này rất tốt khi bị bong gân>…)
    - Thuốc chống côn trùng (muỗi, vắt, rắn cắn …)
    - 01 chai nước uống 1,5l hoặc 2 chai nhỏ
    (Tuỳ theo số ngày đi rừng dự kiến mà đem số lượng quần áo, thuốc men cho vừa)
    Nguyên tắc: đem đủ, vừa phải, thật nhẹ, gọn.

    2. Khi di chuyển trong rừng
    - Thời gian có thể đi được trong rừng từ 6h sáng đến 4h chiều. Do đó phải tính thời gian để đến đích, chỗ nghỉ cho hợp lý. Sau 4h chiều rừng đã bắt đầu tối. Đây là thời gian để ổn định chỗ ngủ và nấu cơm ăn tối.
    - Trước khi đi cần ăn mặc quần áo cẩn thận, kín, áo trong cho vào trong quần.
    - Cần thiết thì phải thuê dân địa phương đi cùng vì dân địa phương thông thạo địa hình sẽ tránh bị lạc và tìm được nhiều đường đi tắt ngoài ra dân địa phương khoẻ nên sẽ giúp mang đồ giúp. Hơn nữa họ nói được tiếng dân tộc của họ nên họ coi như phiên dịch cho ta khi gặp người dân tộc khác.
    - Bôi một vòng cao nóng quanh tất chống vắt để chống vắt bò lên trên
    - Bất kỳ phần da hở nào (như bàn tay, cổ, mặt) và các phần quần áo như cổ áo, cổ tay áo đều bôi kem chống muỗi giúp cho côn trùng, muỗi không đốt khi di chuyển
    - Khi đi trong rừng cần dẫm chắc chân để tránh trơn trượt. Phải cẫn thận với những hốc đá, gốc cây có bám rêu vì chúng rất trơn trượt
    - Chặt một thanh gậy vừa tay làm gậy, chiếc gậy này vô cùng quan trọng, nó sẽ cứu bạn những lúc bị trượt chân đấy và tạo sự chắc chắn khi di chuyển.

    3. Khi ăn trong rừng
    - Ăn trong rừng phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi
    - Bữa sáng nếu có điều kiện thì ăn cơm thật no vì bữa này là quan trọng cung cấp chủ yếu năng lượng cho cả ngày.
    - Bữa trưa thường ăn trong khi đang di chuyển nền chỉ ăn được đồ khô như lương khô, bánh
    - Nếu khát thì không nên uống nhiều nước 1 lúc mà hãy uống từng ngụm nhỏ

    4. Khi ngủ trong rừng
    Khi ngủ trong rừng nếu ngủ võng cần thực hiện nguyên tắc sau:
    - Chọn thân cây chắc chắn để mắc
    - Chọn vị trí có địa hình bằng phẳng, thông thoáng để ngủ. Không chọn chỗ dưới chân núi có nhiều đá.
    - Chỗ ngủ phải nằm xen giữa các hàng cây (đề phòng mưa bão, cây đổ đè lên người)
    - Mắc võng cao so với mặt đất 0,8 – 1,0 m
    - Dưới võng phải phẳng không có tảng đá hay vật nhọn nào (đề phòng võng đứt dây, bị ngã sẽ va, đâm vào vật nhọn)
    - Tăng võng phải che gần hết võng đề phòng khi có mưa không bị nước mưa tạt vào.
    - Buổi tối ngủ phải nhóm lửa, giúp giữ ấm và xua đuổi thú dữ.

    5. Biện pháp đề phòng và xử lý khi bị côn trùng, thú tấn công
    * Đối với vắt
    - Đối với vắt thì như trên dùng biện pháp bôi cao nóng quanh tất chống vắt để phòng không cho vắt bò lên.
    - Khi bị vắt cắn rồi thì có thể dùng các biện pháp sau: lấy bật lửa đốt, dùng cao bôi vào con vắt, dùng muối + ớt chấm vào nó…

    * Đối với ruồi vàng
    - Khi bị ruồi vàng đốt phải thật bình tĩnh dùng bật lửa hơ đít con rưồi vàng để nó rút vòi đốt ra khỏi người mình. Nếu theo phản xạ tự nhiên thấy ngứa lấy tay dựt nó ra thì cái vòi của nó vẫn còn lại trong thịt ta. Chỗ thịt đó sẽ thối và sẽ ngứa dai dẳng trong suốt ba năm cơ đấy.

    * Đối với rắn
    - Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì dùng tagô băng ngay.
    - Khi bị cắn nhưng chỗ không tagô được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch đứt chỗ cắn cho rộng ra đê máu chảy thoải mái tự do ra ngoài (giúp máu chảy ngược từ tim ra ngoài đẩy chất độc ra). Khi nào chảy đến ngất thì băng bó lại.

     
    HungndaBLUE SKY thích nội dung này.
  2. quocdong

    quocdong Thành viên mới

    Tham gia:
    19/12/13
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    1
    hôm nào cũng dự định cùng đám bạn làm một chuyến đi rừng mới được, cũng tham khảo được một số kiến thức thật hữu ích rồi. mình đang dự định vào rừng cắm trại ban đêm đây. hy vọng sẽ là một chuyến phượt rừng thú vị của mình.
     
    #2 quocdong, 19/12/13
    Sửa lần cuối bởi quản trị viên: 19/12/13
    dinhquocvn thích nội dung này.

Chia sẻ trang này