1. Chào mừng đến với CaravanVN!
    Nếu bạn thấy nơi đây thú vị, tại sao lại không đăng ký tham gia để trao đổi cùng mọi người. :)
    Bỏ qua thông báo này

Lăng Thoại Ngọc Hầu - Điểm đến lịch sử nổi tiếng tại An Giang

Thảo luận trong 'Địa danh - Thắng cảnh' bắt đầu bởi Nguoinhaque, 8/1/24.

  1. Nguoinhaque

    Nguoinhaque Thành viên mới

    Tham gia:
    3/1/24
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    4
    Sơn Lăng là một tên gọi khác của lăng Thoại Ngọc Hầu (tên thật là Nguyễn Văn Thoại), được Thoại Ngọc Hầu chọn làm nơi để yên nghỉ cuối cùng của mình.
    upload_2024-1-8_10-24-8.
    Ảnh Toàn cảnh Lăng Thoại Ngọc Hầu
    Ông là người có công khởi công xây dựng các công trình như: lộ núi Sam_Châu Đốc dài 5km được đắp từ năm 1826–1827, kênh Thoại Hà dài 30 km tại núi Sập được đào năm 1818, kênh Vĩnh Tế được xây dựng từ năm 1819–1824 với chiều dài hơn 90 km. Để ghi nhận công đức của người vợ đắc lực của ông là bà Châu Thị Tế, vua Minh mạng đã đặt tên cho con kênh là Vĩnh Tế Hà và núi Sam được đổi thành Vĩnh Tế Sơn. Để đánh dấu những công trình này, Thoại Ngọc Hầu cho dựng bia làm kỷ niệm.
    upload_2024-1-8_10-25-19.

    Công trình này được khởi dựng vào năm nào vẫn còn chưa rõ, chỉ biết rằng khi vợ thứ của ông là bà Trương Thị Miệt mất vào tháng 07 năm Tân Tỵ 1821, ông đã cho người an táng bà tại đây. Đến tháng 10 năm Bính Tuất, 1826 vợ chính thức của ông là bà Châu Thị Tế mất và cũng được ông đem an táng tại đây và dành sẵn cho mình một một phần nằm giữa khu mộ của hai người vợ.

    Sơn Lăng nằm nơi chân núi Sam, và kề bên quốc lộ 91 ngày nay. Đây là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa. Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, xây hình thang rồi mới đến sân.
    Sân lăng bằng phẳng, rộng thênh thang, có hai tiểu đình do người đời sau xây dựng: một dùng để chứa tấm bia Thoại Sơn (bản sao) bằng đá cẩm thạch trắng; hai dùng để tượng ngựa và người lính hầu...Tiếp đến là vòng thành và hai cổng vào lăng hình bán nguyệt được đúc dày, nên trông lăng thật bề thế, vững vàng.

    upload_2024-1-8_10-27-35.
    Lăng Thoại Ngọc Hầu nằm bên chân núi Sam

    Hiện vật đáng chú ý nơi tường thành có cổng ra vào, là năm tấm bia đá do người sau qui tập về và gắn chặt vào tường thành. Bia ở chính giữa rất có thể là bia Vĩnh Tế Sơn được dựng lên từ năm 1828, tức bốn năm sau khi đào xong kênh Vĩnh Tế. Bia cao hơn đầu người, bằng loại đá sa thạch, khắc 730 chữ Hán. Do để ngoài trời, không chăm sóc, nên mặt đá đã bị rạn nứt, bị bào mòn nên chữ đã không còn đọc được. Bốn tấm bia còn lại cũng đã bị thời gian làm cho nhẵn nhụi, nên không rõ tung tích...

    [​IMG]

    Qua khỏi cổng là ba phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt (được xây lùi lại một chút để tỏ sự kính nhường). Tất cả đều được xây bằng hồ ô dước vì thời đó chưa có xi-măng. Phía đầu ba ngôi mộ là bình phong có đắp chi chít những chữ Hán. Phía chân các ngôi mộ đều có bi ký.

    upload_2024-1-8_10-31-3.
    Lăng Thoại Ngọc Hầu
    Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc khu danh thắng núi Sam đã được Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 01/12/1997

    Nguồn: Sưu Tầm.
     

    Các file đính kèm:

    Trucmai thích nội dung này.

Chia sẻ trang này