1. Chào mừng đến với CaravanVN!
    Nếu bạn thấy nơi đây thú vị, tại sao lại không đăng ký tham gia để trao đổi cùng mọi người. :)
    Bỏ qua thông báo này

kỹ thuật lái xe và xử lý tình huống

Thảo luận trong 'Kỹ năng Caravan' bắt đầu bởi hoacomay, 21/1/14.

  1. hoacomay

    hoacomay Thành viên mới

    Tham gia:
    21/1/14
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    4
    Em chào các bác. Em vừa vào diễn đàn, thấy đa số Anh, Chị em mình chinh phục và ăn chơi nhiều quá. Em xin mạng phép xin các bác bóng bàn 1 số chủ đề quanh việc lái xe, vì em còn non kém kinh nghiệm, chưa leo trèo lần nào, toàn chạy vòng vòng thôi.
    Tết này em định làm 1 chuyến xa xa chơi xuân. Em có một số thông tin nhưng là về mặt lý thuyết, còn thực tế thì không biết còn có lưu ý gì thì thêm không. Các bác chỉ dẫn:chem::chem::chem:

    Kỹ thuật lái xe số tự động xuống đèo dốc
    Hạn chế dùng phanh, dùng hộp số đúng cách là một trong những kinh nghiệm lái xe nên chú ý khi lái xe xuống dốc.
    Xuống dốc là xe bị rơi vào tình trạng chạy theo quán tính. Xe càng to, trọng lượng càng lớn, tốc độ chủ động (tốc độ của xe chạy khi ta đạp ga) của xe lớn thì quán tính của xe càng lớn. Đồng thời chạy bằng số càng cao xuống dốc thì quán tính của xe cũng càng lớn.

    Xe chạy xuống dốc nhanh vượt ý muốn buộc ta phải phanh, phanh càng nhiều thì phanh càng nóng, càng chóng hỏng do má phanh bị mòn vẹt hoặc cháy đen. Có trường hợp do má phanh cũ mòn nhiều, chất lượng giảm đáng kể, hoặc má phanh dán bị lỗi chế tạo, khi xe bị phanh gấp đã bong cả má phanh rơi ra ngoài. Do những lý do trên mà khi ta lái xe xuống dốc, lái xe nên giảm tối đa dùng phanh, chỉ phanh khi thật sự cần thiết. Nếu ít phanh thì xe sẽ chạy nhanh quá, vậy ta cũng phải biết sử dụng hộp số đúng kỹ thuật, việc này là hết sức cần thiết vì liên quan đến an toàn.

    [​IMG]

    Một số người nói rằng: Khi lên dốc bằng số nào thì khi xuống dốc cũng bằng số đó. Tôi không tán thành với ý kiến đó. Vì sao vậy? Thực tế cho thấy là: rất ít con dốc có dộ dốc khi lên và xuống giống nhau. Hơn nữa tình trạng mặt đường, và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc. Nếu bạn nào đã từng đi miền núi nhiều thì sẽ dễ dàng thấy ngay điều đó, vì vậy nếu chỉ máy móc áp dụng kiểu “lên dốc bằng số nào, thì xuống dốc bằng số đó” là không hợp lý, xa rời thực tế. Với cách đi cứng nhắc kỹ thuật như vậy sẽ đẩy người lái vào những tình huống lúng túng khó xử.

    Lái xe xuống dốc/đèo như thế nào

    Để xuống đèo, dốc an toàn, ta nên tùy độ dốc thực tế của con dốc, tình trạng địa lý, tình trạng địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị nào. Tốc độ an toàn của xe khi xuống dốc là tốc độ mà người lái vẫn làm chủ được khi xuống dốc mà ít phải dùng phanh – xuống dốc bằng ga là chủ yếu.

    [​IMG]

    Trên tất cả các xe AT, ngoài các vị trí truyền thống còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số, số lượng các vị trí số này phụ thuộc vào số lượng số của hộp số. Về cơ bản những vị trí được đánh dấu bằng số này (…4,3,2, L) chỉ dùng để phanh động cơ khi lái xe xuống dốc. Phanh động cơ là chức năng nhờ lực cản của động cơ để giảm bớt quán tính của xe khi xuống dốc. Thí dụ: ở vị trí số đánh dấu bằng số 4, thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 4. Ở vị trí đánh dấu số 3 thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 3. Tương tự như vậy cho vị trí được đánh dấu bằng số 2…

    Dẫu là xe có số sàn hay số AT đều phải sử dụng chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Sự khác nhau của 2 dòng xe này chỉ ở chỗ: Xe số sàn thì phải đạp côn, đệm phanh rồi mới về số, còn xe AT thì chỉ đệm phanh rồi dùng tay phải gạt cần số về vị một trong các vị trí… 4, hoặc 3, hoặc 2, hoặc L. Khi ta lái xe số AT xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn, thì ngay lập tức phải đệm phanh và gạt cần số xuống một trong những vị trí được đánh số nêu trên. Nếu gạt về vị trí được đánh số rồi mà xe vẫn lao theo quán tính, thì ta cần nhanh chóng đệm phanh và gạt cần số xuống vị trí đánh số thấp hơn.

    Có thể thấy, xuống dốc đúng kỹ thuật là khi lái xe vẫn chạy chủ yếu bằng sự điều khiển chân ga của người lái. Người lái đã có kinh nghiệm nhiều thì chỉ một lần gạt cần số đến vị trí được đánh dấu bằng số là được khi đã nhìn thấy con dốc, ít khi phải chuyển hai lần. Nếu khi gạt cần số xuống vị trí được đánh số mà chưa đủ lực phanh động cơ thì xe vẫn trôi theo quán tính vượt quá tốc độ mà người lái có thể làm chủ.

    Nếu chuyển cần số đến số quá thấp thì xe chạy bị gằn, vòng tua lên cao. Đi như thế rất hại xe, lúc đó bạn nên đẩy cần số lên vị trí cao hơn. Nếu để cần số ở vị trí số quá cao thì xe sẽ chạy bằng quán tính quá lớn – phải phanh nhiều sẽ chóng hỏng phanh mà gây ra nguy hiểm, vì vậy mà phải nhanh chóng đệm phanh và chuyển cần số xuống số thấp hơn.

    Khi để cần số ở vị trí phù hợp với từng con dốc, ta có thể lái xe xuống dốc, ôm cua mà vẫn tuyệt đối an toàn, vẫn có thể làm chủ được tốc độ, vẫn có thể phanh lại khi cần, thậm chí dừng hẳn xe trong trường hợp cần thiết.

    Để xe chạy bằng quán tính vượt quá tốc độ rồi mới phanh liên tục khi xuống dốc là việc làm sai kỹ thuật, đẩy người lái và hành khách trên xe vào tình trạng nguy hiểm. Nếu phanh động cơ ở vị trí số lớn quá, để xe chạy quá nhanh rồi mới giảm số (phanh động cơ) cũng sai kỹ thuật, vì khi xe đang chạy quá nhanh mà về số có thể làm xe khựng lại vì thế dễ hỏng hộp số. Khi ấy chỉ cần thấy dấu hiệu xe chạy theo quán tính quá lớn,ngay lập tức đệm phanh để giảm bớt tốc độ rồi nhanh chóng giảm số ngay – nhờ việc giảm số này mà xe được hãm bớt lại do lực cản của động cơ.

    Một số người cho rằng không được phanh khi ôm cua. Tôi không tán thành quan điểm này. Nếu đang ôm cua mà gặp sự cố phía trước, tắc đường, lở núi, súc vật thả rông, oto hoặc xe máy ngược chiều lấn đường thì sẽ ra sao nếu không phanh xe? Nhiều khi không những phải phanh mà còn phải phanh để dừng xe lại ngay tại góc cua.

    Nếu xe chạy nhanh quá thì tất nhiên là không thể phanh để dừng khẩn cấp.Trước khi vào cua thì người lái đã phải giảm tốc độ, bắt đầu vào cua thì quay vô lăng nhẹ nhàng vừa đủ để chuyển hướng ôm cua. Theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà quay vô lăng, tránh quay vô lăng quá nhiều làm xe lắc đuôi. Cua thì nhẹ nhàng từ từ trả lái, tránh trả lái quá gấp mà làm xe lắc đuôi. Tuyệt đối không được thả để vô lăng tự quay.

    Xuống dốc khoan thai để lường trước chướng ngại vật

    Khi vào cua gập tay áo có độ xuống dốc lớn thì ngoài việc giảm ga trước khi vào cua, chuyển cần số xuống vị trí số thấp để phanh động cơ, thì khi vào cua chân ga cũng nên thả lỏng (không đạp ga). Bắt đầu vao cua quay vô lăng, để xe chạy theo quán tính (nếu cần có thể đệm phanh nhẹ nhàng để giảm bớt tiếp tốc độ), chuẩn bị góc cua thì lại nhẹ nhàng đệm ga, trả lái.

    Cách lái xe đảm bảo an toàn khi đi đường đèo dốc là : không nên thay đổi tốc độ đột ngột quá lớn, không nên phanh gấp,trừ trường hợp khẩn cấp bắt buộc phải dừng xe. Nếu vào cua mà nghe tiếng bánh xe nghiến mặt đường rít lên là bạn đã đi quá tốc độ an toàn. Các bạn nhớ bóp còi cảnh báo trước và trong khi ôm cua nếu góc cua làm khuất tầm nhìn.

    Xử lý tình huống khẩn cấp khi lái xe

    Mất kiểm soát vô-lăng

    Đang lái xe, nếu vô-lăng có cảm giác nặng khó điều khiển, hãy nhanh chóng lái xe táp vào lề. Sau đó kiểm tra dây đai của bơm dầu trợ lực lái xem có bị đứt hay không.

    Trường hợp mất kiểm soát người lái không làm được gì, nguyên nhân có thể lỗi hệ thống cổ lái. Lúc này chỉ có thể làm thế nào để phanh xe lại và khi phanh cũng cần phải báo hiệu cho các xe khác biết bằng cách dùng đèn khẩn cấp, đèn pha, bấm còi hoặc ra hiệu bằng tay.

    [​IMG]
    Tay lái nặng hoặc mất kiểm soát vô-lăng hãy bình tĩnh tìm cách táp xe vào lề đường. Ảnh: Lương Dũng.

    Khi nhiệt độ lên quá cao

    Xe đang chạy, đèn báo nhiệt độ phát sáng, đồng hồ báo nhiệt độ vượt quá mức bình thường, hãy nhanh chóng lái xe vào lề đường. Việc đầu tiên phải làm là tắt máy. Sau đó xuống xe kiểm tra. Nếu phát hiện thấy có mùi lạ hoặc nhìn thấy có hơi nước bốc lên, hãy cẩn thận mở nắp ca-pô, kiểm tra đường ống của hệ thống làm mát.

    Dù không phát hiện ra nguyên nhân cũng không nên lái xe đi tiếp. Nên kiểm tra thêm dây đai dẫn động nối với máy bơm. Nếu dây đai hỏng, không nên tiếp tục lái xe. Hoặc sau khi kiểm tra mà không phát hiện gì, nên chờ khoảng 30 phút cho máy nguội, hoặc đưa tay nên bộ tản nhiệt kiểm tra nếu không thấy nóng nữa. Khi bộ tản nhiệt và các đường ống còn nóng thì không nên mở nắp tản nhiệt ra.

    Lưu ý: Không được đổ thêm nước lạnh vào khi máy hoặc bộ tản nhiệt còn đang nóng, sẽ gây hại cho động cơ.

    Hỏng phanh

    Trường hợp xe mất phanh chân, đối với xe số sàn bình tĩnh giảm số dần dần, ví dụ từ số 5 về số 4 rồi xuống số 3... lúc này coi như phanh bằng số để tốc độ xuống thấp ở mức độ an toàn. Tiếp theo là xi-nhan táp vào lề đường rồi sử dụng phanh tay. Hoặc có thể dùng phanh tay bằng cách kéo phanh tay từ từ, nếu thấy bánh xe trượt thì nhả phanh tay ra ngay.

    [​IMG]
    Phanh tay trên xe số tự động. Ảnh: Lương Dũng.

    Trên xe số tự động phần lớn xe thường có hộp số bán tự động, khi bị mất phanh chân, bình tĩnh chuyển sang số bán tự động M rồi giảm số dần rồi mới dùng phanh tay. Hãy dùng còi và nháy đèn để báo hiệu cho xe khác biết.

    Khói hoặc mùi lạ

    Nếu thấy có khói hoặc mùi lạ khi đang lái, nhanh chóng đưa vào lề đường. Tắt máy và mở nắp ca-pô kiểm tra. Xe có thể bị chảy dầu vào cổ xả của động cơ, có thể làm bốc khói hoặc mùi dầu. Cũng có thể do đường nước làm mát bị rò rỉ phun vào động cơ đang nóng khiến bay hơi hoặc mùi nước. Điều quan trọng là không nên lái xe khi chưa tìm được nguyên nhân gây ra khói hoặc mùi lạ.

    Nguồn: em tổng hợp các bài đọc được vì em chưa đi đèo
     
    TThanh, Tu Ech Sai Gon, vvt641 người khác thích nội dung này.
  2. vvt64

    vvt64 Thành viên CaravanVN
    sống trên đời,phải có 1 tấm chồng..quên..1 tấm lòng.,để làm gì ..em biết không..

    Tham gia:
    17/8/13
    Bài viết:
    1,178
    Đã được thích:
    2,548
    đi nhiều khắc có kinh nghiệm thôi..:-"
     
    anhxehoiTu Ech Sai Gon thích nội dung này.
  3. anhgia15

    anhgia15 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/1/13
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    263
    Bài dài quá, đọc đau cả mắt. Bác mà ôm mớ lý thuyết này lên đèo là đảm bảo rối không chạy được, việc cần thiết khi đổ dốc theo em là bác trả số nhỏ rồi trước khi vào cua thì đạp nhẹ phanh một cái cho chủ động tốc độ. Tuyệt đối tránh việc đang đánh tay lái vào cua mà đạp phanh => khả năng văng xe rất cao, cực kỳ nguy hiểm.
     
    dinhquocvn, Tu Ech Sai Gontinxe thích nội dung này.
  4. Rampart

    Rampart Thành viên CaravanVN

    Tham gia:
    1/4/13
    Bài viết:
    851
    Đã được thích:
    2,337
    Cứ theo anhgia15 vài chuyến qua đèo ô quy hồ hay ma né là tay lái chuẩn ngay ý mà
     
    Tu Ech Sai Gon thích nội dung này.
  5. vvt64

    vvt64 Thành viên CaravanVN
    sống trên đời,phải có 1 tấm chồng..quên..1 tấm lòng.,để làm gì ..em biết không..

    Tham gia:
    17/8/13
    Bài viết:
    1,178
    Đã được thích:
    2,548
    Em đang tập vuốt vô lăng mãi chã được, :(
     
    Tu Ech Sai Gon thích nội dung này.
  6. Sabaidee

    Sabaidee Thành viên CaravanVN
    Cuộc đời là những chuyến đi

    Tham gia:
    7/1/13
    Bài viết:
    931
    Đã được thích:
    2,428
    bác voi cứ tưởng tượng mình đang vuốt .... là làm được ngay ấy mà, ngày xưa em cũng như bác vuốt mãi chả được, sau khi tưởng tượng là em vuốt rất ư điệu nghệ :cuoideu::cuoideu::cuoideu:
     
    Tu Ech Sai Gon thích nội dung này.
  7. vvt64

    vvt64 Thành viên CaravanVN
    sống trên đời,phải có 1 tấm chồng..quên..1 tấm lòng.,để làm gì ..em biết không..

    Tham gia:
    17/8/13
    Bài viết:
    1,178
    Đã được thích:
    2,548
    tội lỗi..tội lỗi..:no:
     
    Tu Ech Sai Gon thích nội dung này.
  8. anhgia15

    anhgia15 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/1/13
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    263
    Ack, em toàn đu gió theo các bác. Ở đây ai cũng lụa cả mà.....
     
    Tu Ech Sai Gon thích nội dung này.

Chia sẻ trang này