1. Chào mừng đến với CaravanVN!
    Nếu bạn thấy nơi đây thú vị, tại sao lại không đăng ký tham gia để trao đổi cùng mọi người. :)
    Bỏ qua thông báo này

Danh sách các di sản văn hóa thiên nhiên trên thế giới

Thảo luận trong 'Điểm đến Caravan' bắt đầu bởi gaumisa, 9/4/15.

  1. gaumisa

    gaumisa Thành viên mới

    Tham gia:
    26/3/15
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    36
    - Khu thắng cảnh Hoàng Long:
    Khu thắng cảnh Hoàng Long nằm ở khe núi Hoàng Long thuộc huyện Tùng Phan, Châu A Bá, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc Đây là khe núi kéo dài từ Nam sang Bắc của dãy núi Ngọc Thúy, dài gần 8km. Tuy khe Hoàng Long chỉ cách khe Cửu Trại một ngọn núi, nhưng do đó là núi tuyết nên phải đi vòng qua quãng đường dài 100km mới đến được khe Hoàng Long. Trong khe núi này có động Cácxtơ ngoài trời lớn nhất thế giới.
    [​IMG]

    Kết cấu địa chất nham thạch có nồng độ cali cao nên khi các dòng suối chảy qua các khe núi này bào mòn các lớp đá và lắng đọng lại tạo thành các con đê. Cảnh quan đẹp nhất ở khu thắng cảnh Hoàng Long, bãi nham thạch ở dưới khe núi. Các lớp đất đá ở đây thường có màu vàng, nhấp nhô như nhũng làn sóng uốn lượn, trông giông những con rồng vàng.Năm 1992, khu thắng cảnh Hoàng Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
    Nét độc đáo của Hoàng Long làm cho khu thắng cảnh thật kỳ vĩ với tổng diện tích 700km vuông. Phong cảnh nơi này chủ yếu ở độ cao 3100 tới 3500m so với mặt nước biển. Động thực vật trong khu thắng cảnh này rất nhiều, tài nguyên phong phú. Các cảnh quan chủ yếu gồm khu thắng cảnh khe Hoàng Long, khu thắng cảnh khe Đơn Vân, thắng cảnh hồ Nhị Đạo, khu thắng cảnh Mâu Ni.

    - Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên (hay Võ Lăng Nguyên):
    Khu danh thắng Vũ Lăng Nguyên còn có nơi gọi là Võ Lăng Nguyên nằm ở phía tây thành phố Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.Khu danh thắng bao gồm công viên quốc gia Trương Gia Giới, thung lũng Tố Khế và núi Thiên Tử. Tên gọi Vũ Lăng Nguyên có nguồn gốc từ bài thơ “Đào nguyên hành” của một nhà thờ đời nhà Đường, bài thơ có nội dung ca ngợi vùng đất này trong đó có chữ Vũ Lăng Nguyên ý chỉ vùng đất này.
    Toàn bộ khu thắng cảnh này có diện tích khoảng 396 km, được tạo thành bởi ba khu bảo tồn tự nhiên gồm công viên quốc gia Trương Gia Giới, thung lũng Tố Khế và núi Thiên Tử và nhiều thắng cảnh nhỏ khác. Vũ Lăng Nguyên thời đồ đá là một vùng đại dương mênh mông vì thế khu vực này có nhiều nham cát và trầm tích, thạch anh tím. Trải qua hàng nghìn năm dưới sự tác động của khí hậu, nhiệt độ và sự vận động phức tạp của vỏ Trái Đất, khu vực này đã hình thành một kỳ quan thực sự kỳ vỹ. Theo các nghiên cứu thì trong khu vực danh thắng này có đến 3.000 cột đá thạch anh và sa thạch.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên với những ngọn núi lớn nhỏ, mây phủ trắng xóa, rừng rậm xanh mướt và các hang động tự nhiên đã mang về cho khu danh thắng này vẻ kỳ vĩ của tự nhiên...
    Khu danh thắng Vũ Lăng Nguyên có nhiều ngọn núi lớn nhỏ, theo ước tính trong số đó có đến hơn 243 ngọn cao trên 1.000 mét. Hơn 40 hang động thiên nhiên lớn ở đây có 1 hang động được xếp vào danh sách 10 hang động tự nhiên lớn nhất tại Trung Quốc. Bên cạnh đó trong khu danh thắng còn có 34 con suối dài trên 2.000 mét, cả khu vực tập trung 5 sắc thái là kỳ vĩ, oai hùng, u tịch, hoang dã và mỹ lệ.
    Ở Vũ Lăng Nguyên có những cảnh quan mà nơi khác không thể có được đó là Vịnh Tân Đường trên núi Thiên Tử. Đây là một hố thiên nhiên lớn hình bán nguyệt với diện tích hơn 10m2. Ba mặt là vách núi dựng đứng, hố sâu không thấy đáy rất bí hiểm.
    Công viên rừng quốc gia Trương Gia Giới với những bãi đã có hình thù kỳ quái, nước trong xanh và rừng rậm với hệ thực vật khá phong phú. Thung lững Tố Kế có khe nước sông suối trong veo và hệ thống các hang động tự nhiên kỳ thú. Núi Thiên Tử lại có vẻ huyền bí bởi thế núi hiểm trở, rừng rậm bao quanh tạo thành một vòng đai bảo vệ cực kỳ chắc chắn.
    Hệ thống rừng cây ở Vũ Lăng Nguyên có nhiều loại quý hiếm, hầu như các loại gỗ quý hiếm trên thế giới đều có tại đây. Theo con số điều tra của các khoa học thì các loại cây lấy gỗ ở đây có tới 517 loài, nhiều gấp đôi các rừng cây lấy gỗ ở Châu Âu. Không chỉ có vậy danh thắng Vũ Lăng Nguyên còn có một hệ động vật vô cùng phong phú, trong số đó có nhiều loài quý hiếm có thể kể đến như: loài công có mào gà, loài gà bối thủy lông đỏ vừa đi vừa bay có hình thù kỳ dị, một số loài chim chỉ thấy xuất hiện trong khu vực này. Bên cạnh đó Vũ Lăng còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với những phong tục tập quán đặc sắc tạo nên một sức hút riêng cho vùng đất này.
    Năm 1992, Khu danh thắng Vũ Lăng Nguyên được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đến năm 1999, để thu hút khách du lịch đồng thời để du khách thuận tiện hơn trong việc thăm quan thưởng lãm cảnh đẹp của danh thắng, một dự án xây dựng thang máy đưa khách từ chân núi lên đỉnh núi đã được đặt ra. Ngay khi dự án này được trình lên Chính Phủ Trung Quốc một làn sóng phản đối đã nổ ra dữ dội. Các nhà môi trường học không đồng ý với việc xây dựng một chiếc thang máy lớn tại đây vì việc này sẽ phá hủy môi trường tự nhiên xung quanh. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu về di sản cũng phản đối vì việc xây dựng thang mãy có thể ảnh hưởng đến cảnh quan của toàn bộ di sản. Mặc dù vấp phải nhiều sự phản đối như vậy nhưng dự án này vẫn được tiến hành và hoàn tất vào năm 2002.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Chiếc thang máy khổng lồ được xây dựng để đưa khách lên đỉnh núi ở danh thắng Vũ Lăng Nguyên...
    Chiếc thang máy chính thức đi vào phục vụ khách năm 2002. Tổng số tiền để xây dựng thang lên đến 120 triệu Nhân dân tệ (19 triệu USD). Tuy nhiên ngay sau khi chiếc thang máy đi vào hoạt động, số lượng khách du lịch đến khu danh thắng Vũ Lăng Nguyên đã tăng lên đáng kể. Mỗi năm có đến hàng vạn lượt khách đến thăm quan thắng cảnh này nhờ sự tiện ích của thang máy. Chiếc thang máy khổng lồ ở Vũ Lăng Nguyên được đặt tên là "Bailong Elevator" hay “Hundred Dragons Elevator” ( tạm dịch là thang máy Bách Long). Thang máy có chiều cao 330 mét đươc bao bọc bằng một lớp kính siêu dày và trong suốt để đảm bảo an toàn cho du khách.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Cho đến nay, thang máy Bách Long là chiếc thang máy dài và nặng nhất thế giới. Đứng bên trong thang máy du khách có thể quan sát toàn bộ cảnh quan của danh thắng Vũ Lăng Nguyên.
    Cho đến nay đây vẫn là chiếc thang máy dài nhất và nặng nhất trên thế giới. Đồng thời nó cũng chiếc thang máy duy nhất trên thế giới được lắp đặt để đưa người lên núi. Chiếc thang máy Bách Long có thể vận chuyển được một lần 48 hành khách lên núi và thời gian mỗi lần di chuyển như vậy mất 2.2 phút. Sau khi “Bách Long” hoàn thành và đưa vào sử dụng, nó cũng đã được những người hành khách đánh giá là thang máy 2 tầng cao nhất, nhanh nhất và có sức chứa lớn nhất trên thế giới hiện nay. Trong quá trình thang máy đưa khách thăm quan lên núi, từ trong thang máy nhìn ra, du khách có thể lia tầm mắt ra xa qua làn kính trong suốt để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trùng điệp của núi rừng.

    Mặc dù được xây dựng với những trang thiết bị rất hiện đại nhưng lãnh đạo địa phương và ban quản lý khu danh thắng này nghiêm ngặt trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trường tự nhiên trong khu vực vì thế danh thắng Vũ Lăng Nguyên vẫn giữ đươc nét đẹp nguyên sơ và thuần khiết tự nhiên của mình, đồng thời lại có thể phát triển và thu hút khách du lịch.

    (nguon: disanthegioi.info)
     
    B.747 thích nội dung này.
  2. B.747

    B.747 Moderator
    Ban Quản Trị Chi Hội Vũng Tàu

    Tham gia:
    23/3/13
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    2,384
    Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn có được tính không bác gaumisa ?

    [​IMG]
     
    gaumisa thích nội dung này.
  3. gaumisa

    gaumisa Thành viên mới

    Tham gia:
    26/3/15
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    36
    Em tổng hợp từ Wikipedia và từ trang web của Nhật (http://www.unesco.or.jp/isan/list/asia_2/) thì không thấy bác à.
    Mặc dù cao nguyên đá Đồng Văn cũng được chính Unesco công nhận là Công viên địa chất toàn cầu nhưng trong các danh sách thông tin em tổng hợp thì không thấy.
     
  4. gaumisa

    gaumisa Thành viên mới

    Tham gia:
    26/3/15
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    36
    8. Trung Quốc (tiếp)
    - Tị Thử Sơn Trang và Ngoại Bát Miếu:
    [​IMG]
    Tị Thử Sơn Trang là một lâm viên rất nổi tiếng dành cho hoàng tộc Trung Quốc, tọa lạc ở huyện Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, Trung Quôc. Tên ban đầu của sơn trang là Nhiệt Hà Hành Cung, người thời đó thường gọi là Thừa Đức Ly Cung ( cung điện dành cho vua nghỉ ngơi).

    Sơn trang được xây dựng từ năm 1703 đến năm 1792, trải qua ba đời vua là Khang Hi, Ung Chính, Càn Long. Diện tích của sơn trang ở Thừa Đức gấp đôi Di Hòa Viên, gấp tám lần công viên Bắc Hải. Sơn trang gồm hai bộ phân chính là cung điện và khu vườn cảnh. Khu cung điện bao gồm bốn kiến trúc có phong cách với 4 cung là Chính Cung, Đông Cung, Tùng Hạc Trai và Vạn Hác Tùng Phong. Khu vực vườn cảnh gồm cảnh quan hồ, núi, vườn cây cảnh…Bên cạnh đó trong khuôn viên sơn trang còn có nhiều lâu điện, chùa, miếu và đạo quán..
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tị thử Sơn Trang tại Thừa Đức vô cùng rộng lớn với những kiến trúc tuyệt đẹp chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của các triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc

    Nằm ở phía Đông Bắc của Sơn Trang nghỉ mát là 8 ngôi chùa lớn (hay còn gọi là Ngoại Bát Miếu) vây quanh Sơn Trang như 8 vì tinh tú vây lấy mặt trăng - biểu tượng cho sự đoàn kết và mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trong lãnh thổ Trung Hoa. Các ngôi chùa lộng lẫy có sự kết hợp giữa lối kiến trúc của người Hán và người Tây Tạng. Ngôi chùa Phật lớn và đẹp nhất trong số 8 ngôi chùa ở đây là Putuo Zongcheng - được xây dựng vào năm 1767-1771 để mừng thọ lục tuần của vua Càn Long.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    - Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm tại Khúc Phụ:Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Khổng miếu, Khổng phủ, Khổng lâm của Trung Quốc là Di sản văn hóa thế giới năm 1994.
    Khổng miếu, Khổng phủ và Khổng Lâm được gọi chung là “Tam Khổng”, nằm ở thành phố Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông miền đông Trung Quốc quê hương của Khổng Tử.

    [​IMG]Khổng Tử là một trong những nhà triết học vĩ đại trên thế giới, là người sáng lập Nho học Trung Quốc. Các chùa chiền, phủ thự và lăng mộ của Khổng Tử được gọi là “Khổng miếu, Khổng Phủ , Khổng Lâm”, đây chính là tiêu chí được nhà vua của các triều đại Trung Quốc ra sức tôn sùng trong suốt hơn 2000 năm qua.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hình ảnh các công trình kiến trúc trong quẩn thể di tích Khổng Miếu..

    Khổng Miếu được gọi là “Đệ nhất miếu Trung Quốc”, là nơi quan trọng và lớn nhất để thờ Khổng Tử. Năm 478 trước công nguyên, nghĩa là sau khi Khổng tử qua đời hai năm, vua nước Lỗ đã cho xây dựng một ngôi miếu, bên trong trưng bày trang phục và đồ vật làm lễ của Khổng Tử, mỗi năm đến ngày giỗ của ông đều thờ cúng. Hồi đó chỉ có miếu thờ chỉ có ba gian, tuy nhiên về sau do sự ảnh hưởng của Nho giáo do Khổng tử sáng lập dần dần trở thành nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, các đời vua sau không ngừng mở rộng xây cất Khổng miếu, khiến Khổng miếu trở thành cụm kiến trúc có quy mô ngày càng to lớn. Đến đầu thế kỷ thứ 18, vua Ung Chính đời nhà Thanh ra lệnh đại tu Khổng miếu, mở rộng quy mô như ngày nay.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Khổng phủ nằm ngay bên cạnh Khổng miếu, đây là nơi ở của các thế hệ con cháu Khổng Tử, đây cũng là phủ đệ lớn nhất Trung Quốc chỉ xếp sau cung thất của các nhà vua đời nhà Minh và nhà Thanh.

    Khổng phủ được xây dựng từ thời nhà Tống đến thời nhà Kim. Với diện tích gần 500.000 m2 với 500 gian lầu, phòng, sảnh các loại, đây là điển hình kiến trúc trang viên địa chủ quý tộc phong kiến. Kiến trúc sảnh tại Khổng phủ mang phong cách điển hình của các kiến trúc quan lại dưới thời nhà Minh và nhà Thanh. Trong Khổng phủ cất giữ nhiều dữ liệu lịch sử , trang phục và nhiều dụng cụ của các triều đại, có giá trị lịch sử rất cao.

    Khổng lâm là lăng mộ riêng của Khổng Tử và gia tộc ông, tại Trung quốc cho đến nay, đây vẫn là khu lăng mộ họ tộc có thời gian dài nhất, và khu lăng mộ này cũng có diện tích lớn nhất trên thế giới hiện nay. Khổng Lâm được xây dựng liên tiếp trong suốt khoảng 2500 năm, cứ mỗi thế hệ lại mở rộng ra thêm một chút, cả khuôn viên rộng 2 Km vuông, tổng cộng có hơn 100 nghìn ngôi mộ của con cháu họ Khổng. Trong khuôn viên Khổng Lâm còn bảo tồn hơn 500 tấm bia đá kể từ thời nhà Hán (năm 206 trước công nguyên đến năm 220 sau công nguyên).

    Khổng Lâm đóng vai trò không thể thiếu được trong việc nghiên cứu chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như diễn biến của phong tục an táng của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

    Khổng miếu, Khổng phủ, Khổng Lâm không những là di sản văn hóa có nội hàm phong phú, nổi tiếng khắp thế giới, mà đồng thời còn có nhiều di sản thiên nhiên có giá trị. Hơn 1700 gốc cây cổ thụ trong khuôn viên “Tam Khổng”̣ không những đã chứng kiến lịch sử phát triển của “Tam Khổng”, đồng thời cũng là tài liệu quý giá để nghiên cứu khí hậu học và sinh thái học của thời cổ.

    “Tam Khổng ” nổi tiếng bởi bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời, văn vật phong phú và giá trị khoa học nghệ thuật cao. Năm 1994, “Tam Khổng ” được Uỷ ban di sản thế giới của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp quốc đưa vào danh mục di sản văn hóa thế giới.
     
  5. gaumisa

    gaumisa Thành viên mới

    Tham gia:
    26/3/15
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    36
    8. Trung Quốc (tiếp)
    - Quần thể kiến trúc cổ núi Vũ Đang (1994): Quần thể kiến trúc này được xây dựng từ đời Đường, đến các đời Tống, Nguyên đều được xây dựng bổ sung them. Đời Minh quần thể kiến trúc này được xây dựng với quy mô lớn hơn. Đặc biệt từ đời Minh, dưới triều Vĩnh Lạc năm thứ 11-16 (1413-1418), trong vòng 5 năm quần thể kiến trúc núi Vũ Đang được xây thành 1 hệ thống kiến trúc gồm 33 công trình, bao gồm 8 cung điện, hai quán và nhiều đình, am miếu...Sau này trải qua nhiều cuộc bể dâu, đến đời nhà Thanh, quần thể kiến trúc cổ này dần dần bị đổ nát. Hiện tại chỉ còn 6 cung, 5 đình, 11 am, 10 miếu hang và 12 chiếc cầu bắc qua suối, hồ ao.
    vudang1.
    Quần thể kiến trúc này gồm những nhà cổ hình tròn và hình vuông nằm ở sườn dốc của núi Vũ Đang thuôc tỉnh Hồ Bắc.
    vudang2.
    Toàn bộ quần thể kiến trúc này được bố cục theo nội dung truyện Chân Vũ An, huyện Thành Tiên trong Đạo Giáo, phối hợp với vẻ đẹp tự nhiên và hình dáng kì dị của núi Vũ Đang, càng làm cho quần thể kiến trúc cổ này càng thêm trang nghiêm, uy vũ thần bí và huyền diệu, du khách cảm thấy như lạc vào chốn thiên cung. Những kiến trúc chủ yếu ở đây là Thái Hoà Cung, Tử Tiêu Cung, Nam Nhạc Cung, Phục Chân quán và nhà bia "Trị thế Huyền Nhạc". Phần quan trọng nhất trong Thái Hoà cung là Kim Điện, Cổ Đông Điện. Đặc biệt riêng Kim Điện, Tử Tiêu Cung và bia "Trị thế Huyền Nhạc" được Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa quyết định là đơn vị bảo vệ văn vật trọng điểm trong toàn quốc. Trong các công trình cổ của khu di tích núi Vũ Đang, hiện còn lưu giữ một lượng lớn những văn vật của Đạo Giáo, đó là những di sản văn hoá vô cùng quý giá không chỉ của Trung Quốc mà còn là của toàn nhân loại. Núi Vũ Đang được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1994.
    wudang01.
     
  6. gaumisa

    gaumisa Thành viên mới

    Tham gia:
    26/3/15
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    36
    8. Trung Quốc (tiếp)
    - Tổng thể lịch sử của Cung điện Potala (1994):
    Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Cung điện Potola là Di sản văn hóa Thế giới năm 1994.
    [​IMG]
    Cung điện Potola nằm trên núi Hồng Sơn trung tâm thành phố Lasa thuộc khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc. Toàn bộ cụm kiến trúc đều xây trên vách núi, quy mô đồ sộ, nguy nga hoành tráng, được coi là “viên ngọc trên nóc nhà thế giới”. Đây là công trình tiêu biểu của kiến trúc Tây Tạng và cũng là một trong những kiến trúc cổ đại nổi tiếng trên thế giới.

    Cung Potola là nơi hoạt động chính trị, tôn giáo và cư trú của các đời nhà Lạt Ma Tây Tạng và là kiến trúc cao tầng cổ đại lớn nhất còn tồn tại hiện nay của Tây Tạng. Theo sử sách ghi lại thì Cung điện Potola bất đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 7, thời kỳ đó nơi đây được gọi là cung Hồng Sơn. Quy mô cung rất lớn, bên ngoài có ba lớp trường thành, bên trong có hàng ngàn gian và là trung tâm chính trị của vương triều Tuphan. Thế kỷ thứ 9, triều đình Tuphan bị giải thể, Tây Tạng lâm vào thời kỳ chiến loạn, cung Hông Son dân dân bị phế bỏ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Toàn cảnh cung điện Potola trên núi Hồng Sơn, Trung Quốc

    Cho đến đầu năm 1654, Lạt Ma đời thứ 5 mới cho xây dựng lại cung Potola. Công trình này được xây dựng trong 50 năm mới có được quy mô như hiện nay. Bên ngoài cung Potola cao 110 mét với 13 tầng. Kết cấu cung Potola là bằng đá và gỗ, toàn bộ tường cung được ốp bằng đá hoa cương, dày những 5 mét, móng tường được gia cố vững chắc nằm sâu xuống dưới nhiều lớp đất đến tầng nham thạch và còn được đổ nươc thép vào trong phần giữa các lớp để làm tăng tính tổng thể và khả năng chông chấn động của kiến trúc. Mái của cung điện được trang trí bằng vàng và xử lý khéo kéo tránh hư hại, dỉ sét di thời gian. Mấy trăm năm trôi qua, cung điện Potola đã trải qua nhiều trận động đất, thử thách của mưa bão nhưng vẫn uy nghi, vững vàng. Cung điện Potola có các điện chính là Bạch Cung, Hồng Cung và dãy phòng màu trắng của các nhà sư. Trước Hồng Cung là đài phơi tượng và tranh ảnh Phật được sơn màu trắng, trong những ngày Tết Phật giáo nơi đây dùng để treo tranh Phật đặc biệt có tấm thảm Phật khổng lồ thường được treo trưng bày ở đây.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sự nguy nga, tráng lệ của Cung điện Potola

    Tuy có nhiều khu vực trong tổng thể cung điện Potola được xây dựng dưới các thời kỳ khác nhau song hầu hết đều xây trên thế vách núi hết sức khéo léo, khiến cho cả tòa kiến trúc cung chùa này thành một tổng thể nguy nga, tráng lệ, rất hài hòa, nguyên vẹn, đạt trình độ rất cao về thành tựu mỹ học và kiến trúc.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Kiến trúc của cung điện cho thấy sự đầu tư lớn, kỹ lưỡng trong từng chi tiết..

    Hồng cung là chủ thể của cả cụm kiến trúc nàu và là điện linh tháp của các đời Lạt Ma và Phật đường. Trong đó điện linh tháp của Đạt Lai đời thứ 5 Phosangchia là được xây dựng cầu kỳ nhất. Linh tháp cao gần 15 mét, móng vuông, mái tròn chia thành ba phần là tọa tháp, binh tháp, đỉnh tháp. Đại Lạt sau khi qua đời được đặt tại bình tháp cùng với hương liệu và hoa hồng. Thân tháp được bọc bằng vàng quỳ, tổng cộng sử dụng 3.724 kg vàng và 15.000 hạt kim cương, đá quý xanh đỏ, bích ngọc, ngọc chân châu, mã não. Điện lớn phía tây điện lớn nhất trong Hồng cung, được dựng bằng 48 trụ cột lớn, cột cao hơn 6m. Kết cấu của tháp xây theo kết cấu hình đấu – một kiến trúc thường có trong dân tộc Hán. Sau khi cung Potola được xây xong vào thế kỷ thứ 17 và được mở rộng những năm tiếp theo đó, hàng trăm nghìn bức bích họa cũng dần dần xuất hiện đều do các họa sĩ xuất sắc trong khu vực sáng tác. Trong các điện lớn, nhỏ, cửa ra vào, lối đi và hàng lang đâu đâu cũng treo bích họa. Nội dung của các tác phẩm cũng rất đa dạng và phong phú từ chuyện lịch sử, nhân vật lịch sử, những câu chuyện thể hiện kinh Phật, một số bức truyền tải nội dung sinh hoạt, các hoạt động vui chơi, giải trí…Đây là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao của cung Potola.

    Ngoài các bức bích họa, cung điện Potola còn cất giữ hơn 10 cuộn tranh từ thế kỷ thứ 17 đến nay. Nhiều tấm đá khắc, gỗ khắc, tương đất nghệ thuật và nhiều đồ mỹ nghệ truyền thống của dân tộc Tây Tạng cũng được trưng bày tại đây. Tất cả những kiến trúc hay đồ vật ở cung Potola đều có giá trị nghệ thuật rất cao không những thế chúng còn phản án lịch sử lâu đời về sự đi lại, giao hữu giữa các dân tộc nhà Hán và dân tộc Tây Tạng trong suốt hơn 1000 năm qua. Là “viên ngọc trên nóc nhà thế giới” các mặt về bố cục, công trình thổ. mộc, luyện kim, hội họa, điêu khắc của cung điện Potola đều nổi tiếng trên thế giới, thể hiện công nghệ cao siêu của các thợ mộc thuộc các dân tộc Tạng, Hán, Mông cổ, Mã. Trong đó lấy dân tộc Tạng làm chính và thành tựu về nghệ thuật kiến trúc dân tộc Tạng.
    [​IMG]
    Khách du lịch có thể đến với Cung điện Hoàng Gia Polata bằng đường thủy

    Những người hành hương và du khách thường sải những bước dài và đều trên độ cao hơn 4.000 m so với mặt nước biển. Nơi đây không khí loãng và áp suất thấp, việc đi lại cần phối hợp với hơi thở trong từng bước đi để giữ cho cơ thể được cân bằng. Đặc biệt với khách du lịch, ai không quen với khí hậu và áp xuất chênh lệch nơi đây có thể được phục vụ cả bình ô xy (do người dân địa phương cung cấp) để có thể một lần được thưởng ngoạn thắng cảnh kiến trúc có một không hai ở Tây Tạng này.

    Trong cung điện hầu như không có khói hương, mà chỉ có mùi thơm dìu dịu của trầm. Dầu đèn là một loại mỡ động vật mầu trắng, mùi ngầy ngậy. Người ta đặt những đĩa đèn nhiều cỡ, cái nhỏ thì năm bấc, cái lớn thì 15, 20 bấc vào đốt cháy, hương lan tỏa nhiều phòng..

    Dòng người hành hương và khách du lịch khắp nơi sẽ thưởng ngoạn tất cả cung thất, chiêm ngưỡng vô vàn hình tượng miêu tả sự luân hồi của thế giới qua lăng kính nhà Phật. Trong không khí tĩnh lặng huyền ảo, con nguời như trải bao kiếp nhân gian để rồi ngộ ra nhiều điều cho chính cuộc sống thực hôm nay...
     
  7. rissyrobert

    rissyrobert Thành viên mới

    Tham gia:
    15/6/15
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Nhìn hấp dẫn quá! vẫn muốn đi
     

Chia sẻ trang này